(Thanh tra) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước do đang điều trị bệnh.
(Thanh tra) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước do đang điều trị bệnh.
Không phải ngẫu nhiên mà khán giả ưu ái danh xưng "ông hoàng miền Tây" dành cho Lâm Chấn Khang, bởi nam ca sĩ là một cái tên đình đám, được nhiều người yêu mến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, Lâm Chấn Khang từng tâm sự khá buồn khi bị phân biệt ca sĩ đi hát ở sân khấu tỉnh và sân khấu thành phố. "Mỗi người một quan điểm và tôi quan niệm mình phải sống cho chính mình, do đó, tôi không quá quan tâm vấn đề này. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là làm ra tiền, lo cho cuộc sống của chính mình, thậm chí làm một phim ca nhạc mà không màng tới lợi nhuận" - Lâm Chấn Khang chia sẻ.
Dù vậy sức hút của Lâm Chấn Khang với đông đảo khán giả ở các sân khấu tỉnh là điều khó có thể phủ nhận. Để lý giải về sức hút của nam ca sĩ, dù bị gắn mác "ca sĩ hội chợ" nhưng mức thu nhập, cát-sê và cả những con số từ các sản phẩm âm nhạc của Lâm Chấn Khang trên YouTube... luôn khiến người khác phải trầm trồ thán phục.
Lâm Chấn Khang được mệnh danh là "ông hoàng miền Tây".
Theo đuổi dòng nhạc thị trường, Lâm Chấn Khang là một cái tên rất ăn khách ở các sân khấu hội chợ. Đặc biệt các sản phẩm âm nhạc của nam ca sĩ trên YouTube luôn đạt triệu view. Đến thời điểm hiện tại, kênh YouTube của "ông hoàng miền Tây" đã vượt mốc 3,3 triệu người đăng kí. Ngoài những MV, ca khúc gắn liền với tên tuổi như "Ở phương đó hãy tha thứ cho anh", "Nụ hôn lạnh"... Lâm Chấn Khang còn để lại ấn tượng với series phim ca nhạc "Người trong giang hồ".
Lâm Chấn Khang gây ấn tượng và rất thành công từ series phim ca nhạc "Người trong giang hồ".
"Người trong giang hồ" của Lâm Chấn Khang đã được tung ra 7 phần, mỗi phần đều thu hút hàng chục triệu view. và có mặt trên top thịnh hành. Đây được cho là bằng chứng rõ ràng nhất khi bàn về sức hút của Lâm Chấn Khang. Thành tích ấn tượng nhất của giọng ca miền Tây là có đến 2 MV đã vượt mốc 200 triệu view trên YouTube gồm MV "Thần thám Trần Hạo Nam" và "Luật nhân quả" cùng nằm trong series "Người trong giang hồ". Điều này giúp “ông hoàng miền Tây” trở thành "vua YouTube" - một trong những giọng ca sở hữu nhiều MV đạt 200 triệu lượt xem nhất làng nhạc Việt. Con số thành tích này của Lâm Chấn Khang không phải là điều dễ thực hiện, ngay cả những ca sĩ hạng A cũng phải ao ước.
Có thời điểm, thành tích của Lâm Chấn Khang còn được xếp ngang với nam ca sĩ đình đám của làng nhạc Việt - Sơn Tùng M-TP.
Dù bị gắn mác "ca sĩ hội chợ" nhưng những con số thành tích của Lâm Chấn Khang từ các sản phẩm âm nhạc là điều luôn khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Sau nhiều năm hoạt động nghệ thuật, Lâm Chấn Khang vẫn là một trong những cái tên hàng đầu, đắt showbiz nhất nhì ở sân khấu tỉnh, đặc biệt là khu vực các tỉnh miền Tây. Mức cát-sê của nam ca sĩ cũng thuộc hàng "khủng" để có đủ chi phí để đầu tư mạnh tay vào các sản phẩm âm nhạc, có cuộc sống sung túc, cơ ngơi đồ sộ từ nhà, xe...
Lâm Chấn Khang có nhà xe tiền tỷ nhờ đắt show và mức cát-sê "khủng".
Lâm Chấn Khang cho biết không ít đồng nghiệp và khán giả hiểu không đúng về cụm từ “ca sĩ hội chợ“ mà có sự phân biệt...
Thưa GS.TS Hoàng Chí Bảo, nhiều người biết tới ông là Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương và là "Người kể chuyện về Bác Hồ". Ông đã có bao nhiêu năm nghiên cứu về Bác?
- Tôi nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ sự kiện quan trọng có tính bước ngoặt của đời tôi. Đó là vào sáng mùng 9/9/1969, trong tuần lễ quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hôm đó là lễ truy điệu trọng thể Người, tôi dự buổi truy điệu đó, cả một biển người đứng ở quảng trường Ba Đình và Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đọc điếu văn đầy xúc động với 5 lời thề vĩnh biệt Người. Sau đó, ông thay mặt toàn Đảng, công bố cho toàn dân biết bản di chúc thiêng liêng 1.000 từ mà Người để lại trước lúc đi xa. Lúc bấy giờ tôi 25 tuổi, đang đứng trên bục giảng của trường phổ thông.
Tôi đã dành cả tâm lực và trí lực của mình, cho đến tận bây giờ đã 55 năm trôi qua, tôi đã nghiên cứu về Bác thông qua sản phẩm khoa học mà tôi đã công bố từ các bài báo trên các tạp chí, qua các sách tham khảo và chuyên khảo, nhất là dành phần lớn thời gian trong hoạt động sư phạm để đào tạo các lớp thạc sĩ, cao học và nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu về Bác Hồ, mà bây giờ ta gọi là ngành Hồ Chí Minh học. Tất cả điều đó cho thấy được nghiên cứu về Bác như cơ duyên của cuộc đời tôi.
Có rất nhiều người đã nghiên cứu về Bác Hồ, nhưng ông là người được nhiều cơ quan ở các tỉnh, thành phố mời về nói chuyện về Bác. Ông làm thế nào để có nguồn tư liệu phong phú như vậy?
- Đây là câu hỏi có tính chất nghiên cứu và chuyện bếp núc của nghề nghiệp. Các bạn biết tư liệu rất quan trọng, tư liệu làm nên chất liệu sống cho các nghiên cứu và thuyết trình. Do đó, tôi dành nhiều thời gian đọc các cuốn sách, bài báo, hồi kí, bút kí kể cả các chuyên luận tham khảo của những tác giả đi trước đã nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Ví dụ về lý luận trước tác của GS Trần Văn Giàu, GS Vũ Khiêu, GS Song Thành, đặc biệt của Thủ tướng Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc của Bác, người viết những công trình hay nhất về Hồ Chí Minh theo đánh giá của tôi.
Hay các bạn đều biết đến GS Đặng Xuân Kỳ - con trai của cố Tổng Bí thư Trường Chinh, ông từng là Viện trưởng Viện Mác-Lênin - Hồ Chí Minh và chủ trì nhiều công trình, đề tài cấp nhà nước nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ đất nước đổi mới tôi cũng là cộng tác viên tham gia vào đề tài nghiên cứu của GS và tôi rất tâm đắc với nghiên cứu nổi tiếng của ông là nghiên cứu về phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh...
Thêm nữa là hàng loạt sách báo kể chuyện đời thường của Bác, đây cũng là nguồn tư liệu quan trọng bởi chúng ta tránh tình trạng thần thánh hóa Hồ Chí Minh, vì Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng là một con người đời thường bằng xương bằng thịt, hòa đồng với nhân dân, ứng xử dân chủ với nhân dân. Sự tinh tế của Hồ Chí Minh được thể hiện thông qua những câu chuyện kể của những chiến sĩ cảnh vệ của Bác từ thời kháng chiến và sau hòa bình, rồi những người phục vụ bên cạnh Bác, những chiến sĩ, những trí thức, văn nghệ sĩ, những công nhân, nông dân tiêu biểu đã có dịp gặp Bác.
Một nguồn tư liệu nữa đó là sách báo nước ngoài viết về Hồ Chí Minh. Nhất là sau khi Người qua đời, biết bao điện thư chia buồn với Đảng ta của các lãnh tụ, các Đảng anh em, các chính khách, nguyên thủ quốc gia đều toát lên sự cảm phục với Bác Hồ. Tôi cứ nhớ mãi lời nhận xét của lãnh tụ Cuba Fidel Castro: Đồng chí Hồ Chí Minh thuộc về lớp người đặc biệt mà cái chết lại gieo mầm cho sự sống, đời đời bất diệt…
Tôi muốn nói những tư liệu như thế đã trở thành vốn liếng cho tôi có thể tiếp tục những cuộc nói chuyện với Bác Hồ trên mọi miền đất nước và ở nước ngoài.
Ông có thể chia sẻ câu chuyện nào phải rất khó khăn trong quá trình nghiên cứu như nghi ngờ tính xác thực và phải mất công tìm hiểu?
- Đó là một tình huống nghiên cứu, cũng không ít đâu. Vì cùng một câu chuyện, cốt truyện, mỗi người kể một cách khác nhau, mỗi tác giả viết một cách khác nhau. Có chi tiết không giống nhau nhưng cùng nói lên điều bản chất, đây là chỗ mà người nghiên cứu và người truyền bá phải có sự nhạy cảm và tinh tế để tìm ra sự tương đồng trong muôn vàn sự khác biệt. Những tư liệu về lý luận ta gọi là chính luận, hình thành nên luận điểm, nhưng trong tác phẩm văn học nghệ thuật các bạn biết có phần hư cấu mà tác giả của các tác phẩm này không bao giờ bỏ qua sức nặng của việc hư cấu đó.
Tôi nhớ có lần chúng ta tổ chức sự kiện đặc biệt vào năm 1990, cách đây 34 năm, lúc đó chúng ta kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác và đón nhận sự tôn vinh của thế giới dành cho Bác là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa. Đảng, Nhà nước ta đã tổ chức một buổi sinh hoạt học thuật rất lớn tại Hà Nội, mời rất nhiều học giả, GS.TS nổi tiếng đã từng nghiên cứu về Hồ Chí Minh đến để chia sẻ về nghiên cứu đó. Một nữ GS.TS Sử học nổi tiếng của Mỹ - bà Jô dép Phin Sten Xơn đọc tham luận ở hội nghị và không ai cầm được nước mắt. Bà nói đã đến tất cả những nơi có dấu ấn Hồ Chí Minh, nghiên cứu thực chứng những tư liệu, sử liệu về Hồ Chí Minh qua những nơi người hoạt động như Mỹ, Pháp, Nga…, qua những người đã được tiếp xúc, miền đất mà bà đã đến. Bà rút ra kết luận: "Nhiều điều tưởng như thật mà lại không có thật". Ý bà muốn nói là trong hoàn cảnh phải hoạt động bí mật như vậy, trong vòng vây của thực dân xâm lược, nhiều khi Bác phải cải trang, hoạt động bí mật. Và bà khẳng định "Hồ Chí Minh đích thực là một nhân cách lớn của thời đại".
Còn các câu chuyện mà người ta vẫn thường hỏi, tôi cũng coi như tình huống phải nghiên cứu như: "Tại sao Bác Hồ lại lấy tên là Hồ Chí Minh?". Mùa thu tháng 8/1942, Người sang Trung Quốc và trên đường đi phải chịu cảnh lao tù; tập thơ Người viết là "Ngục trung nhật ký". Và tại sao Người lại có lắm tên như vậy? Gần 180 cái tên còn chúng ta chỉ gọi Người là Bác Hồ và thế giới cũng gọi như vậy. Nó trở thành từ vựng phổ biến để thấy tầm vóc của Hồ Chí Minh. Những điều đó phải giải thích thế nào cho có sức thuyết phục lòng người.
Một vấn đề nữa cũng rất đời thường mà nhiều người hay hỏi "Tại sao Bác Hồ không lấy vợ?". Bác có khuyên lớp thanh niên là đừng học Bác hai thứ, đó là hút thuốc và không lấy vợ. Bác có nói là miền Nam trong trái tim tôi, sau này Bác nói rằng Bác không lập gia đình cũng vì miền Nam. Bác hỏi thế này có cảm động không: "Các chú thương Bác cứ giục Bác lấy vợ nhưng các chú có hiểu cho Bác không? Nếu đồng bào miền Nam đang chiến đấu gian khổ bỗng nhiên nghe tin ngoài Bắc cụ Hồ lấy vợ thì đồng bào phân vân biết chừng nào". Những điều đấy các bạn cũng nên biết để thấy được tính chân thật trong cuộc đời Hồ Chí Minh với tư cách là một vĩ nhân nhưng cũng là một con người bằng xương bằng thịt, có niềm vui, nỗi khổ như một người bình thường. Sau nhiều năm nghiên cứu về Người tôi mới nghiệm ra một điều: chỉ có nói từ trái tim mới tìm được con đường đến với mọi trái tim.
Ông cũng đã nói chuyện chuyên đề cho nhiều đối tượng khác nhau. Theo nhận định của ông, họ đón nhận những câu chuyện đó như thế nào?
- Tất cả đối tượng đã từng nghe nói về Hồ Chí Minh có cảm nhận và suy nghĩ khác nhau. Tùy vào vốn sống và sự trải nghiệm, cương vị xã hội và trình độ hiểu biết của họ. Tôi đã từng tiếp xúc với lãnh đạo chủ chốt ở nhiều tỉnh, thành phố ở họ đều thu nhận được "từ Hồ Chí Minh mà thấy được trách nhiệm của mình trước Đảng, trước dân". Và niềm tin của họ đối với Bác Hồ là niềm tin chân thành, có tình cảm, có lý trí nhiều hơn cảm xúc. Đấy là những cán bộ chủ chốt.
Còn nhân dân nghe nói về Hồ Chí Minh thì rung động từ trong trái tim bởi tình cảm chân thành, họ không nói lý luận, chữ nghĩa sách vở như chúng ta. Trong số này tôi không thể nào quên được một đối tượng đặc biệt đó là Hội người mù. Họ đến nghe tôi thuyết trình, tôi có nói: "Các bạn không thấy tôi, nhưng tôi thấy các bạn, nhưng các bạn thấy tôi qua trái tim của mình và chính Bác đã rọi sáng niềm tin cho các bạn". Những người mù khi nghe nói chuyện về Bác, họ thiết tha mong muốn được vào Đảng.
Còn các cháu học sinh tiểu học, các cháu chăm chú, cảm động lắm. Tất nhiên cũng phải chọn câu chuyện phù hợp, chọn những câu chuyện Bác Hồ thời thơ ấu. Tôi không thể nào quên được cảm giác hết buổi nói chuyện khi cô Hiệu trưởng cảm ơn tôi, các cháu học sinh ùa lên xin chữ ký. Có một số cháu không xin được chữ ký còn khóc, tôi nói với các thầy cô lấy tờ giấy thật to, tôi sẽ ký thật đẹp và đi phô tô cho các cháu, phát cho mỗi cháu một tờ. Từ đó, tôi mới đo được sự chân thành, khát vọng của mọi tầng lớp nhân dân từ nhỏ đến lớn yêu thương Bác, muốn tìm hiểu và học tập về Bác.
Nhưng làm cách nào để có thể truyền tải được đúng sự thật, tránh đưa những quan điểm, đánh giá của mình cho mỗi câu chuyện. Có ý kiến cho rằng, có những câu chuyện ông kể đã được thêu dệt, thêm thắt. Khi ông kể chuyện, ông có đưa góc nhìn riêng biệt của mình về Bác Hồ không?
- Đấy là sự thấu cảm, nhưng phải làm cho người nghe biết đây là những ý kiến bình luận, cảm thụ của chính bản thân mình, chứ đừng lẫn với những tác phẩm khác, sách vở khác. Cốt nhất là phải truyền cảm hứng và gợi mở suy nghĩ để cho họ tiếp tục tìm tòi cùng với mình trong cuộc hành trình đến với Bác.
Nếu chỉ nói như sách vở, nói như nghị quyết thì sẽ không cần thiết, vì người ta có thể tự làm được. Nói thế nào để cho ai ai cũng gặp gỡ nhau được, cùng đồng điệu với mình là việc không dễ. Và phải tìm hiểu đối tượng, xem họ thích nghe hay không thích nghe điều gì. Tại sao có những chuyện xúc động, tại sao có những chuyện họ cho là bình thường, đó là nỗ lực tìm hiểu đối tượng, biết cách trình bày, lập luận và sao cho phải lấy công chúng phổ biến làm chủ yếu, không phải lấy cái chuyên biệt, cá biệt.
Ví dụ, trí thức, văn nghệ sĩ, giới khoa học cần có những báo cáo chuyên đề, những cuộc nói chuyện riêng với họ trên tinh thần thảo luận, toạ đàm. Còn nói với công chúng trong dạng kể chuyện thì phải như thế nào để cho tất cả mọi người đều có thể rung động.
Nhiều người bị thu hút bởi cách ông kể chuyện về Bác Hồ, ông có một giọng kể rất hấp dẫn. Tất nhiên cũng có ý kiến cho rằng, nhiều câu chuyện của ông chưa đủ sức thuyết phục giới văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu?
- Đây cũng là thực tế bởi đối tượng chính chúng ta muốn truyền đạt là quảng đại quần chúng nhân dân. Giới trí thức, văn nghệ sĩ là đối tượng đặc thù vì họ có học vấn cao, có kinh nghiệm sâu sắc về nghề nghiệp như nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học. Mỗi người có thể tìm hiểu về Bác từ nhu cầu của chính họ. Nếu như đem câu chuyện đời thường bình dị về Bác thì họ cũng biết cả rồi, họ muốn tìm đến cái gì sâu sắc đằng sau thì tôi chỉ muốn nhấn mạnh Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng và nói kỹ với họ đóng góp của lý luận Hồ Chí Minh trong kho tàng lý luận kinh điển Mác-Lênin.
Nói với trí thức là phải đi sâu vào lý luận, các tác phẩm của Bác về đổi mới và hội nhập, hiện nay rất được quan tâm.
Còn đối với văn nghệ sĩ, bản thân Bác là nhà thơ, mà như ông Phạm Văn Đồng nói là "tâm hồn lộng gió thời đại", trên 135 bài thơ chữ Hán viết trong nhà tù đã là một kho báu.
Hay là "nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh" dạy chúng ta về cách viết, viết cho ai và viết như thế nào là bài học thấm thía của nhà báo. Bác nhấn mạnh về thiên chức của nhà báo là "phò chính trừ tà". Trang giấy, ngòi bút là vũ khí và nhà báo cũng là chiến sĩ. Tôi nói với nhà báo theo góc độ đó.
Còn nếu có những nhận xét chưa đủ sức thuyết phục cũng là lẽ đương nhiên, khoa học là vô cùng và không ai có thể thỏa mãn tất cả. Tự mình phải nhân đôi mình lên, để tiếp cận gần hơn đến với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi người tự tìm cho mình một lời giải đáp, tìm cho mình một lời thuyết phục. Tôi nghĩ như thế chúng ta sẽ có sự tương đồng về phương pháp và quan điểm nghiên cứu.
Tôi cũng hiểu được rằng những người làm nghiên cứu khoa học thường cá biệt, họ quyết liệt và hay tranh luận theo đuổi đến tận cùng vấn đề. Ông có như vậy không và có khi nào ông không có cùng tiếng nói với những người nghiên cứu như mình không?
- Đó cũng là thực tế, đây không phải là cá biệt mà là cá thể mang tính phổ biến. Trong giới học thuật chúng ta nên lắng nghe nhau. Trong nghiên cứu học thuật những ý kiến khác nhau là bình thường và cần thiết, nó như chất xúc tác, kích thích lẫn nhau và cần nhiều tiếng nói phản biện để có thể đồng ý một cách không đơn giản và biết trân trọng tìm tòi khám phá của nhau dù khác với mình. Đó chính là ứng xử văn hóa của nhà khoa học.
Khi đồng nghiệp tán thành hoặc không tán thành với tôi, tôi coi đó đều là điều đáng quý. Hay bản thân tôi tiếp nhận ý kiến đó trong khi tranh luận cũng là điều cần thiết trong quá trình tu dưỡng nghề nghiệp. Trong nghiên cứu khoa học cái chung rất quan trọng như môi trường tạo động lực cho mình, nhưng cái riêng cũng quan trọng không kém, sẽ làm cho việc nghiên cứu có ý nghĩa hơn. Kết hợp hài hòa 2 điều này ta sẽ tìm thấy lời giải trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tôi vẫn thắc mắc là tại sao nhiều học trò của ông đều đã được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, còn ông thì chưa?
- Tôi không bận tâm nhiều về việc đó, tôi mừng cho họ. Còn bản thân tôi, tôi nghĩ mình phải cố gắng hơn nữa.
Nhưng chắc hẳn có lúc nào đó cũng khiến ông thấy chạnh lòng chứ?
- Bản thân làm khoa học là nguyện vọng của tôi, tôi đã được đặt vào vị trí đó rồi. Những người khác thăng tiến tôi mừng cho họ. Đừng nên mặc cảm về chuyện đó. Mỗi người có một con đường riêng, một cách thức riêng để sống. Tôi nghĩ rằng tôi làm được những điều có ích cho đời bằng những trang viết, những bài giảng, những buổi nói chuyện thế là quý rồi, bằng lòng với những chuyện bình dị trong cuộc sống.
Sự trong sáng của tuổi trẻ thường rất hồn nhiên nhưng giữ được trong sáng của tuổi già rất cần đến lý trí và sự an nhiên tự tại. Như Bác Hồ nói "đáng khóc mà ta cứ hát tràn". Cuộc đời cũng có nhiều điều éo le, thăng trầm, bản thân tôi cũng thế nhưng tôi luôn cảm ơn cuộc đời và biết bao nhiêu con người ân nghĩa. Điều này tôi nói rất thật lòng chứ không phải lý thuyết đâu.
Gần đây, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau về nhận xét của ông đối với ông Thích Chân Quang. Chắc hẳn trước đó, các ông có mối quan hệ quen biết hay ông đã nghiên cứu về ông Thích Chân Quang?
- Nhiều người hỏi tôi về vấn đề này. Ông Thích Chân Quang (tên thật Vương Tấn Việt), tôi chỉ biết đến theo lời mời của Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội, nơi đào tạo ông ta thành Tiến sĩ Luật học. Hôm ông ấy bảo vệ, nhà trường có mời tôi đến dự với tư cách khách mời và tôi biết đến ông Thích Chân Quang trong buổi luận án.
Tôi không tham gia hướng dẫn, không phải là thành viên hội đồng đánh giá luận án và khi họ mời tôi phát biểu, tôi nói trên cơ sở nhận xét luận án này của Hội đồng. Chứ tôi cũng chưa đọc luận án của ông ấy, chỉ phát biểu trên cơ sở buổi bảo vệ luận án của ông ta. Các bạn trên không gian mạng cần hiểu rõ đó là sự thật.
Những gì tôi phát biểu chỉ trong khuôn khổ của buổi bảo vệ luận án của ông ta, không hề bình luận về việc hành đạo của ông ấy. Còn ông ta làm gì, tốt hay xấu thì dư luận đánh giá.
Ông có chia sẻ về cái tên của ông Vương Tấn Việt và nhận xét về dung mạo của ông này. Tại sao ông có liên tưởng như vậy?
- Khuôn mặt ông ta cũng khá phúc hậu đấy. Việc nhận xét về tên và diện mạo của ông ta thì đây là nhận xét cá nhân bình thường có vấn đề gì đâu?
Ông Thích Chân Quang hiện nay đang bị cấm thuyết giảng trong 2 năm, ông đã từng nghe ông này thuyết giảng bao giờ chưa?
Có ý kiến cho rằng ông Thích Chân Quang là người giỏi nhưng cũng có nhiều ý kiến lên tiếng về chuyện bằng cấp của ông ấy?
- Cái đó họ phải hỏi Đại học Luật Hà Nội hay Bộ Giáo dục và Đào tạo là nơi cấp bằng cho ông ấy thì họ sẽ có câu trả lời.
Là một người đã nhận xét và có những phát biểu về ông Thích Chân Quang, ông đánh giá thế nào khi ông Quang đã bị cấm thuyết giảng?
- Tôi rất buồn chứ. Khi có kết luận Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) kỷ luật cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong vòng hai năm, ta biết đã theo đạo Phật thì vấn đề chân tu rất quan trọng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải đưa ra quyết định kỷ luật ông như vậy, ông ta phải chịu trách nhiệm vì điều này.
Còn đứng về phương diện con người, tôi nghĩ là trí thức ai cũng sẽ cảm thấy buồn. Tôi buồn là buồn cho một con người, buồn vì cuộc đời nhân tình thế thái, thế sự.
Ông nghĩ gì về câu "tính cách tạo nên số phận"? Từ góc độ này, ông tham chiếu mình như thế nào, nếu phải đánh giá về mình, ông tự nhận mình là người như thế nào?
- Bản thân tôi trong nhiều năm qua nỗ lực tạo ra một cái chỉ dẫn để không bao giờ mất phương hướng cho bản thân mình. Trong ứng xử thì như tôi đã nói, học khó lắm. Cả đời Bác không bao giờ nặng lời. Bác có khả năng kiềm chế lớn lắm mà bản thân mình thì cũng có khi vội vã, nóng nẩy, tức giận. Cụ Lê Bá Cải năm nay đã ngoài 90 tuổi đã phục vụ Bác một thời gian có nói với tôi, Bác chỉ nói một câu: "Nhẫn nại, ôn hoà khi tức giận". Cả đời học cho được những chữ đó của Bác là một sự rèn luyện. Đấy là điều phải học Bác, chưa học được thì cố gắng mà học cho xứng đáng với Bác.
Nói về bản thân mình, tôi chỉ muốn nói một tâm sự. Tôi rất sung sướng và tự hào, mình đã chọn đúng việc để làm là nghiên cứu về Bác và trong công việc đó tôi cảm thấy mình có hạnh phúc. Hạnh phúc trong tình thương yêu của đông đảo công chúng. Tôi vẫn nhận được rất nhiều tình cảm của công chúng. Tôi có được hạnh phúc là sống trong lòng công chúng với tư cách là người kể chuyện về Bác. Có những bộ phim về tôi, có người coi tôi là "pho sử sống về Bác Hồ", có người coi tôi là người kể chuyện hay nhất thì tôi cảm ơn họ chứ tôi không dám tự nhận mình như thế đâu. Tôi rất hài lòng, hạnh phúc khi được dành cả cuộc đời nghiên cứu về Bác. Tôi chỉ mong sao những năm tháng còn lại trong quỹ thời gian vật chất còn rất ít ỏi của tôi thì có thể làm được điều gì đó bằng các công trình nghiên cứu có sức thuyết phục, lan toả hơn nữa.
Nhìn nhận lại cả một hành trình, ông có chút tiếc nuối nào về những gì mình chưa làm được?
- Người già thì hay hoài niệm, tiếc nuối. Bác Hồ cũng thế. Điều tiếc của Bác lớn lắm, không tiếc tầm thường như chúng ta đâu. Bác tiếc không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa, dâng hiến, hoá thân.
Còn tôi là một con người rất bình thường, tôi chỉ có điều tiếc là mình không còn nhiều sức khoẻ để có thể làm tiếp những câu chuyện lao động trí tuệ. Bởi công việc trí tuệ nặng nhọc lắm, âm thầm, cay đắng, cô đơn. Tôi không còn nhiều thời gian, sức lực như thời tuổi trẻ. Tôi tiếp tục nỗ lực về ý chí, tự ý thức về sự hữu hạn của đời người trong khi khát vọng mong muốn thì vô hạn.
Và để giải quyết chuyện này, tôi chỉ thầm nghĩ truyền cho lớp trẻ, nhất là học trò, họ là những người kế tục sự nghiệp của mình. Tôi đã làm điều đó. Nhiều giáo sư, tiến sĩ, kể cả nhà văn, những đồng nghiệp của tôi và họ đang tiếp tục làm tiếp công việc tôi đang làm. Và nhiều khi tôi cũng chủ động dành cơ hội cho học trò xuất hiện trước các diễn đàn thay cho tôi để không bị đứt quãng người kế tục. Thế thì phải đào tạo, bồi dưỡng các anh chị em trẻ, mình không thể làm mãi được. Mình phải biết điểm dừng, biết truyền lại cho người khác. Đấy là lối sống có trách nhiệm.
Giáo sư là người nghiên cứu và có những nét riêng biệt của một người làm nghiên cứu, ông có những ứng xử thế nào với những ý kiến trái chiều về mình sau sự việc ông Thích Chân Quang?
- Tôi lắng nghe, suy ngẫm. Con người ai cũng có thể mắc sai lầm chứ, dù nhỏ hay lớn. Bác nói dân góp ý cho chúng ta có điều sai, điều đúng đều là đáng quý. Về việc này ông Thích Chân Quang phải tự trách mình. Tôi cũng thế. Bác bảo: trước hết trách mình trước rồi hãy trách người khác. Tôi tin lẽ phải sẽ đi cùng năm tháng.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Thông cáo phát chiều 8/5 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết Ban cán sự đảng UBND TP HCM đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo.
Hậu quả, UBND TP HCM và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng ở các dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ở các gói thầu, dự án do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện. Nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước và nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM, tại một sự kiện ở TP Thủ Đức, ngày 29/10/2022. Ảnh: Quỳnh Trần
Trách nhiệm chính đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015; Ban cán sự đảng UBND thành phố các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 và ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND Thành phố; các ông Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố và một số tổ chức đảng, đảng viên khác.
UBKT Trung ương cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND TP HCM các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021; Đảng ủy các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ 2015-2020; Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2010-2015.
Đảng ủy các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Nguyễn Toàn Thắng, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường bị khiển trách.
UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015 và các ông: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.
Ông Lê Thanh Hải, 74 tuổi, quê tỉnh Tiền Giang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa 10, 11. Ông Hải trải qua nhiều vị trí lãnh đạo ở TP HCM, từ Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND TP HCM, đến Bí thư Thành ủy TP HCM hai nhiệm kỳ liên tiếp từ 2006 đến 2015.
Tháng 3/2020, ông Lê Thanh Hải bị cách chức nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM giai đoạn 2010-2015. Nguyên nhân là trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM, ông phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ và Thường trực Thành ủy (nhiệm kỳ 2010-2015) đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ông Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của Thành ủy, trực tiếp kết luận nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban thường vụ Thành ủy. Ngoài ra, với cương vị là Phó bí thư Thành uỷ, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố (giai đoạn 2001-2006), ông chịu trách nhiệm chính về các vi phạm của UBND thành phố; trực tiếp ký một số văn bản không đúng với chủ trương của HĐND thành phố và quy định của Luật Ngân sách năm 2002, Luật Xây dựng năm 2003.