Nguồn: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Nguồn: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Cây măng cụt ưa nhiệt cao. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là khoảng 25 – 35 độ C. Vượt ngưỡng nhiệt độ trên cây vẫn có thể sinh trưởng nhưng sự phát triển sẽ bị ảnh hưởng lớn, thêm vào đó, khả năng sinh hoa đậu quả là điều khá khó khăn. Nếu dưới 50 độ C, cây sẽ chết hoàn toàn.
Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất nếu trồng bằng loại đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dày, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. Mặc dù sinh trưởng tốt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tuy nhiên măng cụt không thích hợp trên vùng đất mặn hoặc đất bị nhiễm mặn. Cây măng cụt phù hợp với khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ và độ ẩm cao, kết hợp với lượng mưa lớn.
Bộ rễ của măng cụt nông, ngắn và phát triển yếu, chậm nên cần được quang hợp đủ để nhanh phát triển. Tuy nhiên, nếu là cây con thì măng cụt lại không ưa sáng nên cần có lưới che trong râm để tiện phát triển. Khi cây đang trong giai đoạn đầu phát triển (chưa thu hoạch), cây cần được bón đầy đủ phân lân, đạm, kali. Khi cây có quả, cần bón thêm phân bón NPK. Để có thể thu hoạch, cây măng cụt thường được chăm sóc từ 6 – 8 năm.
Hai cách nhân giống măng cụt phổ biến nhất hiện nay là gieo hạt và ghép cành.
Đối với phương pháp gieo hạt nên chọn những hạt to, mẩy từ những quả chín không bị sâu bệnh. Kế đó tiến hành tách bỏ phần thịt bao quanh hạt sau đó rửa sạch và đem gieo vào bầu hoặc liếp ướm cây.
Khi cây lớn, tiến hành chuyển cây con sang bầu lớn hơn để cây phát triển rễ. Lúc này bà con cần cẩn thận để không làm tổn thương rễ của cây. Bộ rễ của cây măng cụt khá yếu nếu gây tổn thương bộ rễ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển.
Đối với phương pháp ghép cành, có thể ghép giống cây quanh năm khi tiện tuy nhiên để tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa nhằm tăng tỷ lệ thành công.
Dụng cụ ghép cành bao gồm: dao ghép cành, dây nilon tự hủy, gốc ghép, cành ghép.
Lưu ý: Cần chọn những cây khoảng 2 năm tuối có trụ gốc thẳng, phát triển khỏe mạnh, không có bệnh, không bị sâu bệnh hại tấn công, ngoài ra chiều cao của cây giống cần đạt tối thiếu 60cm (tính từ mặt bầu ươm). Cành ghép nên chọn những cành có 3 – 4 cặp lá, cành khỏe, không sâu bệnh và tốt nhất là cành nên có kích thước tương đối với gốc ghép.
Tùy vào môi trường, địa hình và các điều kiện tự nhiên của vùng trồng mà lên kế hoạch tính toán mật độ trồng và cách chuẩn bị đất trồng khác nhau. Mật độ trung bình cây cách nhau 7 – 10m tương ứng với 100 – 200 cây/ha.
Thông thường, ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nếu trồng theo cách đắp ụ thì cần chú ý bồi ụ thật kỹ để tránh tình trạng đất bị sạt lỡ ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. Những khu vực có địa hình thấp nên tiến hành xẻ liếp, đào mương để tối ưu khả năng thoát nước, nâng cao tầng canh tác đất để tránh ngập úng.
Quy cách hố trồng: Đào với khoảng cách từ 60 x 60 x 60cm đến 80 x 80 x 80cm. Khi làm bồn xong, bón lót 2 – 3kg phân bón hữu cơ mỗi gốc. Đảo đều với đất, tưới nước để giữ ẩm cho đất và chờ sau 20 – 30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây có điều kiện tốt nhất để phát triển và tăng khả năng đề kháng với sâu bệnh hại.
Giai đoạn cây con: mỗi năm bón từ 5 – 10kg phân chuồng + NPK 15-15-15 mỗi gốc. Liều lượng phân bón:
Bệnh này thường thấy dấu hiệu trên vỏ trái măng cụt. Khi nhiễm bệnh, vỏ trái sẽ bị xì mủ, bị sượng phần ruột bên trong và không còn vị ngọt ban đầu. Thời điểm 2-3 tuần trước khi thu hoạch nếu có mưa liên tục và mưa lớn rất dễ làm bệnh này phát tán. Bệnh xì mủ làm hỏng chất lượng quả, giảm giá trị của thu hoạch và gây hại dinh dưỡng của cây.
Bệnh thán thư ở măng cụt thường thấy ở lá, quả và cành cây. Bệnh này bùng phát nhanh và mạnh vào mỗi mùa mưa khi có độ ẩm cao. Dấu hiệu nhận biết rất rõ rệt trên lá khi có xuất hiện những đốm đen trắng nhỏ li ti được bao bọc bởi các vòng xung quanh chính là những tế bào lá bị hỏng. Bệnh gây hại dinh dưỡng của cây.
Sâu vẽ bùa thường diễn ra từ những đợt lá còn non, giảm sinh trưởng và sức sống của cây. Loại sâu này thường gây hại khi buổi tối, vẽ và đục các đường ở lớp biểu bì lá để hút diệp lục. Lâu dần, lá bị khô hoàn toàn và mất khả năng quang hợp, bị rụng lá. Ngoài ra, cây măng cụt thường xuyên có nhiều bệnh khác như đốm rong, nhện đỏ…
Hi vọng những chia sẻ trên về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt sẽ mang lại cho các bạn, đặc biệt là bà con nông dân có thêm những kiến thức quan trọng để trồng măng cụt đúng cách, hiệu quả và có một mùa bội thu.
Tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ có thể tiến hành trồng vào 2 thời vụ: Vụ chiêm, trồng vào các tháng 3-4 đến tháng 9-10 thu hoạch vụ đầu. Vụ mùa, trồng vào tháng 7-8 đến tháng 5-6 năm sau cho thu hoạch.
Tại các tỉnh Bắc Trung bộ, thường cấy vào cuối mùa mưa (tháng Chạp, tháng Giêng). Nếu trồng muộn thường gặp hạn, mặt ruộng bị chua mặn bốc lên làm cói dễ bị chết.
Sử dụng ruộng cói đúng giống, lưu gốc từ 3-5 năm để tách mống cói. Mầm cói khi tách có chiều cao từ 15 -30 cm, đường kính từ 3 – 5 mm, là tốt nhất. Nếu bạn chọn cây cói đã trưởng thành để nhân giống, nên cắt ngắn còn 30 cm. Tách mống để trồng, 2 - 3 mầm/khóm. Sau khi tách mầm cói nên trồng ngay. Hoặc có thể bảo quản trong bóng mát, giữ ẩm gốc từ 3 – 5 ngày. Tỉa mống từ 1 sào có thể cung cấp giống trồng cho 8 sào.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cói
Chuẩn bị đất: Cây cói do trồng 1 lần nhưng thu hoạch nhiều vụ, nhiều năm. Để cây cói cho năng suất và chất luợng sản phẩm cao thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song trước hết là phải chọn chân đất phù hợp và đảm bảo cho cây cói phát triển liên tục nhiều năm. Vùng trồng cói phải có hệ thống mương tưới, tiêu chủ động và thuận lợi khi vận chuyển cói tươi. Nên chân đất cần chọn chân đất thịt, tầng dầy canh tác từ 40 – 60 cm, giàu độ mùn. Độ mặn không quá 0,2% và độ PH từ 5 – 8.
Để chuẩn bị đất tốt nhất, bà con nên cày sâu 18-20cm, tiếp tục bừa vỡ rồi cho nước vào xăm xắp vài hôm để cỏ mọc, sau đó bừa nhuyễn rồi cho nước ngập 20-25cm ngâm 7-10 ngày. Tiếp tục cày lật ở độ sâu 13-15cm, bừa vỡ lại cho nhừ cỏ, tiếp tục cho nước ngập 10-15cm trong 7-10 ngày sau đó rút nước bừa lại cho phẳng mặt ruộng.
Trước khi tiến hành cấy cói từ 3 - 5 ngày, bà con cần làm cỏ bằng cách xử lý thuốc trừ cỏ. Làm cỏ bằng tay, vơ sạch cỏ dại lên bờ (không vùi lấp xuống bùn).
Xử lý thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm bằng thuốc Butanic hoặc Heco với lượng 40 - 50ml/10l nước phun đều cho 1 sào. Sau khi phun nên giữ nước ở mức 3 - 5cm trong 4 - 5 ngày, tránh để mất nước làm nứt nẻ mặt dược(mặt ruộng), giảm hiệu quả của thuốc.
Trên mặt ruộng, vét một rãnh nhỏ rộng 30cm, sâu 10 - 15cm. Ngoài ra, xung quanh ruộng cũng làm nhong để thuận cho tưới tiêu và hạn chế cỏ dại lây lan vào ruộng. Trong điều kiện sản xuất với qui mô lớn phải trồng cói thành vùng tập trung, gồm nhiều khu nhỏ có hệ thống đê, cống, kênh và mương để chủ động tưới tiêu.
Có thể cấy cói theo mật độ 250.000 khóm/ha với khoảng cách 20 x 20 cm ở độ sâu 3 - 5 cm mỗi khóm cấy từ 2-3 dảnh. Hàng cấy so le để mầm phát triển nhanh, phủ kín đều mặt ruộng.
Tưới tiêu: Thời kỳ đâm tiêm, đẻ nhánh, ruộng lác cần được giữ ẩm thường xuyên, đảm bảo cói đẻ nhánh khỏe, gốc trắng, phẩm chất tốt. Mực nước ở ruộng cói thời kỳ này nên để từ 4 - 5cm.
Thời kỳ vươn cao, mực nước cần được duy trì ở mức 2 - 3cm. Mặt khác, trong thời kỳ này, cây cói chịu mặn yếu nên nguồn nước tưới cho cói trong thời kỳ này yêu cầu độ mặn từ 0,08 – 0,25% thì cói sinh trưởng tốt.
Thời kỳ thu hoạch, nước cần được rút ra khỏi ruộng trước 10 - 15 ngày. Thời kỳ cói chín cần giữ ẩm, nếu chưa thu hoạch nên để mực nước 3 - 5cm.
Bón phân: Cây cói cần được bón nhiều phân nhất là phân đạm, cân đối với các nguyên tố dinh dưỡng mới sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Muốn bón phân cho cói có hiệu quả cần căn cứ vào tính chất đất, tình hình sinh trưởng của cây và sản lượng thu hoạch hàng năm.
Đối với vụ mùa: Sau khi tiến hành thu hoạch cói cần triển khai vệ sinh ruộng đồng, làm cỏ, dọn dẹp vệ sinh thủy lợi tưới tiêu. Bón phân urê với lượng 4 – 5 kg /sào. Sau 10 – 15 ngày bón 300 kg supe lân/ hecta (15 kilogam /sào). Nếu như không có supe lân sử dụng phân tổng hợp NPK 25 – 30 kg/sào.
Những lần bón sau cách nhau 10 – 15ngày. Dùng phân urê để bón với lượng từ 3 – 4 kg/sào.
Kết thúc bón đợt cuối trước khi tiến hành thu hoạch 10 – 15ngày.
Đối với vụ chiêm: Sau khi tiến hành cắt cói vụ mùa, xịt thuốc trừ sâu, làm cỏ dại, tưới dưỡng ẩm qua đông, cắt éo vào tháng 2 cách gốc 30 – 40 cm.
Khởi đầu từ tháng 2 dương lịch, loại phân và những lượng phân bón tương đương như đối với bón cho vụ mùa. Riêng phân đạm bón cao hơn so sánh với vụ mùa từ 3 – 5 kg /sào. Khi bón một số loại phân, ruộng phải đủ nước, thời tiết ấm, không có mưa lớn. Dựa theo thời tiết mưa nhiều hay ít, cói tốt hay xấu để điều chỉnh lượng phân bón thích hợp.
Trừ cỏ cho ruộng cói mới trồng, sau cấy 20-30 ngày làm cỏ lần đầu tiên, tiếp đến dựa theo cỏ nhiều hay ít mà làm cỏ ngay khi có thể( trung bình 1thangs làm 1 lần). Sử dụng trấu bao phủ sau khi làm cỏ sạch có công dụng hạn chế cỏ mọc. Ruộng cói sau khi tiến hành thu hoạch, phải dọn dẹp sạch rác bổi và làm cỏ ngay.
Phòng trừ sau bệnh hại: Đối với cây cói thì sâu các loại hại là chính và chuột phá hại cục bộ. Ngày nay các đối tượng hại cói khá nhiều như: Sâu đục thân; các loại bọ chích hút và cào cào.
Biện pháp phòng trừ thì trước hết là phải có hệ thống tưới thoát nước tốt; Dọn vệ sinh đồng ruộng ngay sau thu hoạch và luôn luôn dọn sạch cỏ dại. Phon phòng và trừ mầm mống sâu hại tồn dư trú ngụ (nếu vụ trước bị sâu hại nhiều) như dùng thuốc sâu dạng hạt.
Biện pháp trừ diệt là kiểm tra đồng ruộng thực tế và căn cứ tỉ lệ, mật độ sâu keo hại để xác định ngưỡng phải dùng thuốc trừ sâu. Dùng thuốc sâu vừa có tính xông hơi; vừa có tính nội hấp thì sâu có hiệu quả cao. Cụ thể như: Trebon; Conphai; Sutin hoặc Chess...
Thời điểm thu hoạch cói phải đảm bảo các điều kiện và yêu cầu: Cói đạt độ chín, thời tiết thuận lợi để chế biến đạt chất lượng cao, thuận lợi cho vụ cói sau. Khi tiến hành thu hoạch bảo đảm quy tắc: cắt sạch gốc, nhặt sạch bổi, giữ cói tươi để dễ chẻ. Cắt đến đâu giũ sạch bổi đến đấy. Nên thu hoạch vào lúc trời mát. Cách tốt nhất cắt cói vào buổi chiều, chẻ ban đêm, phơi buổi sáng./.