Giáo Trình Học N5

Giáo Trình Học N5

Minna no Nihongo là bộ giáo trình tiếng Nhật phổ biến nhất với các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Trong đó, bộ giáo trình Minna no Nihongo 1 tương đương với trình độ N5, dành cho các bạn mới học tiếng Nhật. Sau đây, Jellyfish sẽ tổng hợp ngữ pháp N5 theo giáo trình Minna no Nihongo từ bài 1 đến bài 5.

Minna no Nihongo là bộ giáo trình tiếng Nhật phổ biến nhất với các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Trong đó, bộ giáo trình Minna no Nihongo 1 tương đương với trình độ N5, dành cho các bạn mới học tiếng Nhật. Sau đây, Jellyfish sẽ tổng hợp ngữ pháp N5 theo giáo trình Minna no Nihongo từ bài 1 đến bài 5.

IV. BÀI 4 – CÁCH NÓI VỀ THỜI GIAN

Trong tiếng Nhật, bạn dùng đơn vị đếm thời gian là 時じ (giờ) và 分ふん (phút) kết hợp với các số đếm để nói về thời gian. Số đếm được đặt trước các đơn vị chỉ thời gian.

Ví dụ: 8じ 30 ふん – 8 giờ 30 phút.

*) Đơn vị đếm phút (分) được đọc khác nhau tùy theo số đếm đi trước nó:

– Đọc là ふん khi đứng sau các số đếm 2,5,7,9 hoặc những số có tận cùng là những chữ số trên.

– Đọc là ぷん khi đứng sau các số đếm 1,3,4,6,8,10 hoặc những số có đuôi là những chữ số trên. Đặc biệt, các số đếm 1,6,8,10 khi đọc với ぷん sẽ bị biến âm thành いっ、ろっ、はっ và じゅっ(じっ).

*) Khi nói về giờ, bạn cũng cần lưu ý các cách đọc đặc biệt với các giờ sau :

– 4 時(じ)đọc là よじ(không đọc làよんじ)

– 7 時(じ)đọc là しちじ(không đọc là ななじ)

– 9 時(じ)đọc là くじ(không đọc làきゅうじ)

– Từ để hỏi 何なん khi đi kèm với các đơn vị chỉ số đếm sẽ được dùng để hỏi các câu hỏi liên quan tới số lượng hoặc số đếm. Ở đây, từ 何時なんじ (có lúc là 何分なんぷん) được dùng để hỏi về thời gian.

2.1 ます là một trong những thể của động từ trong tiếng Nhật. Những động từ kết thúc bằng ますcó chức năng làm vị ngữ của câu.

3.1 Thể ます được dùng để diễn tả một sự thật luôn đúng (Ví dụ: Nước sôi ở 100 độ, Mặt trời mọc đằng Đông…) hoặc một việc đã trở thành thói quen.

Có thể gọi ます là thể khẳng định của động từ ở thời không quá khứ (bao gồm cả hiện tại và tương lai) dạng lịch sự. Thể phủ định và thể quá khứ của ます được biến đổi như bảng dưới đây:

3.2 Dạng câu hỏi của các câu động từ

Tức là các câu kết thúc bằng động từ cũng có cấu tạo tương tự như câu danh từ. Nó có cấu tạo giống câu trần thuật và thêm か ở cuối mỗi câu.

Với dạng câu hỏi này, khi trả lời bạn sẽ phải nhắc lại động từ mà không được sử dụng cách trả lời ngắn gọn そうです hay そうじゃありません như đã học ở bài 2.

Để chỉ thời điểm tiến hành một sự di chuyển, ta thêm trợ từ に vào sau danh từ chỉ thời gian. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chỉ được thêm trợ từ に vào trước những danh từ đi cùng với số đếm (Ví dụ: ngày, tháng, năm hoặc giờ…).

Bạn cũng có thể thêm trợ từ に vào trước từ chỉ các ngày trong tuần dù nó không thật sự cần thiết. Còn lại các danh từ chỉ thời gian không đi cùng với số đếm khác. Ví dụ: sáng nay, hôm qua, mùa hè… thì không thêm trợ từ に vào đằng sau.

5.1 から chỉ địa điểm hoặc thời gian bắt đầu một sự việc nào đó. Còn まで dùng để chỉ thời gian hoặc địa điểm kết thúc một sự việc nào đó.

5.2 から và まで không phải bao giờ cũng đi cùng nhau.

5.3 ~から、~まで、~から~まで、đôi lúc được dùng kèm trực tiếp vớiです ở cuối câu.

Trợ từ と dùng để nối 2 danh từ với nhau.

Ví dụ: ぎんこうの やすみは どようびと にちようびです。

Ngân hàng nghỉ vào thứ 7 và Chủ Nhật.

– Trong tiếng Nhật có những từ được gọi là “từ cuối câu” (giống “đấy”, “nhỉ”… của tiếng Việt). Chúng được đặt ở cuối mỗi câu để thể hiện thái độ của người nói.

– ね dùng ở cuối câu để truyền đạt cảm xúc tới người nghe hoặc thể hiện mong muốn người nghe đồng tình với những gì mình nói (ね không được sử dụng khi độc thoại, buộc phải có người nghe).

– Ngoài ra, ね còn được sử dụng để xác nhận một sự việc nào đó. Khi sử dụng các “từ cuối câu” này, bạn phải lưu ý đến ngữ điệu đọc. Bởi tùy vào cách lên giọng hay xuống giọng mà ý nghĩa câu sẽ khác nhau.

*) Lưu ý: ね không phải bao giờ cũng có nghĩa là “nhỉ” trong Tiếng Việt.

(Từ để hỏi) + [trợ từ] + [も] + [phủ định]

Khi trợ từ も đứng ngay sau từ để hỏi (Ví dụ: なん、だれ、どこ、…) trong câu phủ định thì tất cả những gì trong phạm trù từ để hỏi nêu ra đều bị phủ nhận.

III. BÀI 3 – ĐẠI TỪ CHỈ PHƯƠNG HƯỚNG

Trong bài này, các bạn sẽ học về những danh từ chỉ nơi chốn: ここ、そこ、あそこ. Cách dùng như sau:

– ここ để chỉ chỗ mà người nói đứng, hoặc cũng được dùng để chỉ nơi mà người nói và người nghe cùng đứng.

– そこ để chỉ chỗ mà người nghe đứng hoặc một điểm cách cả người nói và người nghe 1 chút.

– あそこ để chỉ địa điểm ở cách xa cả người nói và người nghe.

こちら、そちら、あちら  là các danh từ chỉ phương hướng. Ngoài ra, những từ này cũng dùng để chỉ địa điểm. Trong trường hợp này thì nó biểu hiện sự lễ phép, trang trọng hơn các từ ここ、そこ、あそこ.

Cấu trục này dùng để diễn tả vị trí của một địa điểm, một người hoặc một vật nào đó.

– どこ、どちら còn được sử dụng khi muốn hỏi tên nước, tên công ty, tên trường… của một ai đó. Trong trường hợp này, bạn không được sử dụng từ để hỏi なん. Thay vào đó, hãy dùng どちら, sẽ lịch sự hơn どこ.

3.1 どこ có nghĩa là “ở đâu”, còn どちら nghĩa là ở hướng nào, đằng nào. どちら cũng được dùng với nghĩa là “ở đâu” nhưng với sắc thái lịch sự hơn.

3.2 どこ、どちら được dùng khi muốn hỏi tên nước, tên công ty, tên trường… của một ai đó. Trong trường hợp này, không được sử dụng từ để hỏi なん. Dùng どちら lịch sự hơn どこ .

Khi N1 là tên quốc gia/ tên địa phương/ tên công ty và N2 là một sản phẩm, thì cấu trúc này có nghĩa là N2 được sản xuất tại nước/ địa phương/ công ty đó. Trong trường hợp này, từ để hỏi どこ được dùng để hỏi nơi/ công ty đã sản xuất ra sản phẩm N2.

Cấu trúc này dùng để hỏi và trả lời về giá tiền của một đồ vật nào đó.

N1 の N2 です。S は ~さいです  ==>  S ~ tuổi

2 danh từ nối lại với nhau, danh từ trước xác định cho danh từ sau. Trường hợp này biểu thị tính sở thuộc, tức là N2 thuộc về N1 và là một bộ phận của N1.

*) Hỏi tuổi ~ は なんさい/ おいくつ ですか  ==>  Mấy tuổi / Bao nhiêu tuổi.

Dùng khi nói về tuổi tác. おいくつですか là cách hỏi lịch sự hơn của なんさいですか.

これ、それ、あれ là những từ chỉ vật và có chức năng như 1 danh từ:

– これ chỉ những vật ở gần người nói.

– それ chỉ những vật ở gần người nghe.

– あれ chỉ những vật ở cách xa cả người nói và người nghe.

この」、「その」、「あの」là các từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng sau nó. Tương tự これ、それ、あれ, ta có:

– この bổ nghĩa cho các danh từ chỉ những vật ở gần người nói.

– その bổ nghĩa cho các danh từ chỉ những vật ở gần người.

– あの bổ nghĩa cho các danh từ chỉ những vật ở xa cả người nói và người nghe.

-「そう」dùng để trả lời ngắn gọn cho một câu nghi vấn danh từ (câu nghi vấn mà tận cùng bằng những danh từ).「はい、そうです」là câu khẳng định và「いいえ、そうじゃ ありません」là câu phủ định.

– Câu trả lời nên tránh lặp lại những từ giống với câu hỏi. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng「そう」để trả lời sẽ tự nhiên hơn.

Lưu ý: Chỉ được sử dụng「そう」trong câu trả lời khi câu nghi vấn có tận cùng là danh từ. Với câu nghi vấn tận cùng là động từ hay tính từ thì không được sử dụng cách trả lời này.

「S1ですか、S2ですか」là dạng câu hỏi lựa chọn, trong đó người hỏi đưa ra 2 phương án trả lời để người nghe chọn 1 phương án đúng.

Khi trả lời cho dạng câu hỏi này, bạn không sử dụng các từ「はい」hay「いいえ」mà chỉ cần nói ra phương án mình lựa chọn.

Trong bài 1, các bạn đã được học ý nghĩa của trợ từ「の」, dùng để chỉ N2 là một bộ phận thuộc N1.

Trợ từ này còn có 2 ý nghĩa khác, đó là:

5.1 N1 dùng để giải thích, bổ nghĩa cho N2

5.2 Chỉ sự sở hữu, N2 thuộc sở hữu của N1

Trong trường hợp này, danh từ đứng sau thường được giản lược khi đã rõ nghĩa.

Quyển sách này là quyển sách của tôi.

Dùng khi người nói nhận được một thông tin gì đó mới (và muốn thế hiện họ đã hiểu thông tin đó). Khi nói, chữ か ở cuối câu phải hạ thấp giọng xuống.