Khi việc chốt sale qua điện thoại ngày càng khó khăn, việc tìm hiểu và rèn luyện các kỹ năng chốt sale qua điện thoại để tăng doanh thu bán hàng là điều cần thiết đối với mỗi nhân viên kinh doanh.
Khi việc chốt sale qua điện thoại ngày càng khó khăn, việc tìm hiểu và rèn luyện các kỹ năng chốt sale qua điện thoại để tăng doanh thu bán hàng là điều cần thiết đối với mỗi nhân viên kinh doanh.
Nhân viên kinh doanh sẽ không thể lắng nghe được khách hàng một cách hiệu quả nếu như họ cứ nói liên tục không ngừng nghỉ. Vì vậy, để có thể lắng nghe khách hàng, nhân viên kinh doanh cần giữ im lặng và chú ý nghe khách hàng nói về nhu cầu cũng như những vấn đề mà họ gặp phải.
Bên cạnh đó, hãy để khách hàng nói hết những gì họ muốn nói. Khi bị ngắt lời, khách hàng sẽ cảm thấy không được tôn trọng và mất đi thiện cảm khi nói chuyện qua điện thoại với nhân viên kinh doanh. Vậy nên hãy chờ lúc khách hàng kết thúc nói về những vấn đề của họ thì mới bắt đầu quảng bá về những tính năng hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ tới họ.
Có thể nhân viên kinh doanh khi chào hàng qua điện thoại sẽ cảm thấy khó chịu khi hỗ trợ những khách hàng mới – những người lần đầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ khi họ không biết những điều cơ bản, họ đang làm quen với các thuật ngữ, thậm chí nhân viên kinh doanh còn phải “cầm tay chỉ việc” trong các bước khắc phục sự cố.
Trong những trường hợp này, điều quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh và luôn khiêm tốn. Hãy nhớ rằng, vì sản phẩm/ dịch vụ rất mới với họ và đôi khi họ sẽ cảm thấy rối và không biết tìm câu trả lời ở đâu. Mỗi câu hỏi đều mang ý nghĩa nhất định, vì vậy nhân viên kinh doanh cần hiểu rằng mỗi khách hàng đều cần hỗ trợ cho dù tình huống có như nào đi chăng nữa.
Lắng nghe một cách chủ động không phải là chỉ lắng nghe khách hàng một cách máy móc. Phương pháp lắng nghe chủ động nghĩa là khi một người đang nói, người còn lại sẽ tập trung hoàn toàn vào những gì mà người đối diện đang truyền đạt thay vì chỉ “nghe” một cách thụ động, không tập trung vào thông điệp của họ.
Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động là rất quan trọng đối với nhân viên kinh doanh nếu muốn tăng tỉ lệ chốt sale qua điện thoại thành công.
Khi khách hàng có thể cảm nhận được nhân viên kinh doanh đang thật sự lắng nghe và cố gắng thấu hiểu họ, thay vì chỉ nghe cho có, thì khách hàng sẽ có động lực muốn nói thêm về những vấn đề, nhu cầu của mình hơn. Từ đó, nhân viên kinh doanh sẽ tìm ra giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Ngoài việc lắng nghe những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, nhân viên kinh doanh cũng cần tập trung vào cảm xúc của khách hàng để có được một cuộc trò chuyện khiến khách hàng hài lòng và thoải mái.
Đừng phán xét và bỏ qua những ý tưởng của khách hàng kể cả khi không đồng ý với những ý tưởng đó. Nếu nhân viên kinh doanh phán xét và ngắt lời khách hàng khi phản đối ý kiến của họ, cảm xúc của khách hàng sẽ trở nên tiêu cực hơn, dẫn đến việc có ấn tượng không tốt đối với nhân viên kinh doanh và sẽ không lựa chọn đầu tư vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Mở đầu cuộc hội thoại với khách hàng bằng một câu hỏi là cách hiệu quả để tăng khả năng chốt sale qua điện thoại. Những câu hỏi này có thể đơn giản như: “Anh/chị đang gặp vấn đề gì trong việc quản lý thông tin khách hàng? Không biết anh/chị đã sử dụng thử chưa?”
Hãy mở đầu đoạn hội thoại với khách hàng bằng câu hỏi để gợi mở cuộc trò chuyện. Lúc này, việc lắng nghe câu trả lời của khách hàng là điều quan trọng để nhận biết được liệu khách hàng thật sự có nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ hay không. Tạo cơ hội để khách hàng nói về những vấn đề của mình, từ đó đưa ra những hướng đi phù hợp cho cuộc trò chuyện với khách hàng.
Đọc thêm: Phương pháp bán hàng SPIN Selling: Nghệ thuật đặt câu hỏi khơi gợi nhu cầu của khách hàng
Kỹ năng xử lý từ chối khách hàng có thể được hiểu là cách thức xử lý từ chối mua hàng của người bán hàng.
Để chốt được sale qua điện thoại thành công, nhân viên kinh doanh cần có biện pháp phù hợp trong giao tiếp để làm khách hàng yên tâm khi họ có những mối lo ngại về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Khi đã đập tan mối lo này, các thỏa thuận sẽ đi lên theo chiều hướng tích cực, trải nghiệm khách hàng cũng sẽ trở nên tích cực hơn.
Khách hàng thường đưa ra những lời từ chối không mua sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp bởi các vấn đề thường gặp như giá cả, chất lượng, tính năng của sản phẩm, so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Lúc này, nhân viên bán hàng cần đưa ra những lý lẽ thuyết phục khiến khách hàng thay đổi suy nghĩ, giảm bớt nỗi lo và đưa ra quyết định mua hàng, tăng tỉ lệ chốt sale thành công qua điện thoại.
Đối với những trường hợp bị khách hàng từ chối, nhiều nhân viên kinh doanh đã tranh luận hoặc tỏ thái độ, gây áp lực lên khách hàng. Điều này tạo ra cảm giác phản cảm và bôi xấu hình ảnh thương hiệu.
Có 4 bước trong cách xử lý từ chối của khách hàng:
Bước 1: Lắng nghe khách hàng (cũng là tạo cơ hội cho khách hàng nói)
Bước 2: Xác nhận mối quan tâm (tóm tắt vấn đề)
Bước 3: Đưa ra câu hỏi (tìm hiểu lý do cơ bản dẫn đến việc khách hàng từ chối)
Bước 4: Giải tỏa băn khoăn của khách hàng (đưa ra khuyến nghị).
Đọc thêm: [10+] Cách xử lý từ chối giúp tăng cơ hội chốt sale
AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh
AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sale, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.
Nhứng tính năng nổi bật của AMIS CRM bao gồm:
Khi đã luyện tập được những kỹ năng quan trọng như cách đặt câu hỏi, cách lắng nghe khách hàng và cách xử lý từ chối của khách hàng, đã đến lúc nhân viên kinh doanh bắt đầu vào việc gọi điện thoại cho khách hàng. Vậy các bước cơ bản mà nhân viên kinh doanh cần làm để đem lại thành công cho việc chốt sale qua điện thoại là gì?
Bước chuẩn bị luôn là bước quan trọng mỗi khi bắt đầu làm một việc gì đó trong quy trình bán hàng, không chỉ riêng việc chốt sale qua điện thoại.
Dù có là một nhân viên kinh doanh có năng lực trong việc giao tiếp, chào hàng qua điện thoại, việc chuẩn bị vẫn rất cần thiết trước mỗi cuộc gọi với khách hàng. Chuẩn bị kỹ nội dung giúp quá trình trao đổi, đưa thông tin trọng tâm mà nhân viên kinh doanh muốn gửi tới khách hàng dễ dàng hơn.
Đồng thời, việc chuẩn bị kỹ nội dung cuộc gọi còn giúp thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp và có thể tạo ra những chủ đề khiến khách hàng hứng thú, quan tâm, góp phần tăng tỉ lệ thành công của cuộc gọi.
Nội dung cuộc gọi ở đây chính là những thông tin cơ bản về khách hàng và những điều liên quan đến họ như cá tính, thói quen, sở thích của khách hàng. Nhân viên kinh doanh có thể chuẩn bị nội dung cuộc gọi bằng cách áp dụng phương pháp giả định những câu hỏi, thông tin trao đổi và câu trả lời cho một số những tình huống trớ trêu mà khách hàng có thể đem đến.
Việc chuẩn bị kịch bản, nội dung cuộc gọi là một bước cần thiết giúp nhân viên kinh doanh tự tin hơn trong giao tiếp với khách hàng và đưa ra được những giải pháp hữu ích với các câu hỏi mà khách hàng đưa ra.
Đọc thêm: 3 mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại giúp tăng cơ hội chốt sale