Nhà văn Thạch Lam là ai? Nhà văn Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông còn có các bút hiệu khác là Việt Sinh, Thiện Sỹ. Thạch Lam có tên khai sinh là Nguyễn Tường Sáu, nhưng khi đi học thì được cha mẹ đổi thành Nguyễn Tường Vinh. Năm ông 15 tuổi, cha mẹ ông lại làm giấy khai sinh một lần nữa, đổi tên ông thành Nguyễn Tường Lân.Thạch Lam là một nhà văn tài hoa nhưng đoản mệnh. Ông qua đời vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, khi đó ông mới 32 tuổi. Thạch lam từng thi đỗ Tú tài phần thứ nhất. Sau đó ông ra làm báo và gia nhập Tự Lực văn đoàn. Ông được phân công làm biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm Tự Lực văn đoàn. Từ tháng 2 năm 1935, ông được bổ nhiệm làm Chủ bút tờ Ngày nay.Trong văn chương, các sáng tác của Thạch Lam gần như bám sát vào đời sống thường ngày. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như:1. Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)2. Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)3. Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)4. Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)5. Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)6. Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943)7. Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.Trong cuốn Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết về nhà thơ Thạch Lam như sau: Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh ("Cô hàng xén"). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ ("Nhà mẹ Lê"). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người ("Sợi tóc"). "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. "Theo giòng" là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn "Hà Nội ba sáu phố phường" có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót.
Nhà văn Thạch Lam là ai? Nhà văn Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông còn có các bút hiệu khác là Việt Sinh, Thiện Sỹ. Thạch Lam có tên khai sinh là Nguyễn Tường Sáu, nhưng khi đi học thì được cha mẹ đổi thành Nguyễn Tường Vinh. Năm ông 15 tuổi, cha mẹ ông lại làm giấy khai sinh một lần nữa, đổi tên ông thành Nguyễn Tường Lân.Thạch Lam là một nhà văn tài hoa nhưng đoản mệnh. Ông qua đời vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, khi đó ông mới 32 tuổi. Thạch lam từng thi đỗ Tú tài phần thứ nhất. Sau đó ông ra làm báo và gia nhập Tự Lực văn đoàn. Ông được phân công làm biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm Tự Lực văn đoàn. Từ tháng 2 năm 1935, ông được bổ nhiệm làm Chủ bút tờ Ngày nay.Trong văn chương, các sáng tác của Thạch Lam gần như bám sát vào đời sống thường ngày. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như:1. Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)2. Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)3. Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)4. Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)5. Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)6. Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943)7. Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.Trong cuốn Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết về nhà thơ Thạch Lam như sau: Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh ("Cô hàng xén"). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ ("Nhà mẹ Lê"). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người ("Sợi tóc"). "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. "Theo giòng" là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn "Hà Nội ba sáu phố phường" có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót.
Nhà văn Thạch Lam cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhậtSố đo 3 vòng: đang cập nhật
Nhà văn Thạch Lam sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?Thạch Lam sinh ngày 7-7-1910, mất ngày 27/1942, hưởng thọ 32 tuổi. Nhà văn Thạch Lam sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì? Thạch Lam sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Anh sinh thuộc cung Cự Giải, cầm tinh con (giáp) chó (Canh Tuất 1910). Thạch Lam xếp hạng nổi tiếng thứ 42837 trên thế giới và thứ 39 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh: 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196419651966196719681969197019711972197319741975197619771978197919801981198219831984198519861987198819891990199119921993199419951996199719981999200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014201520162017201820192020
Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Thạch Lam được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Nhà văn Thạch Lam có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: [email protected]
Thạch Lam (1910[1]-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh, là một nhà văn Việt Nam thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông là em ruột của hai nhà văn khác cũng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.
Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái).[2] Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tường Vinh. Đến năm Thạch Lam 15 tuổi, thấy mình học chậm, cần tăng thêm tuổi để học "nhảy" 4 năm, ông làm lại khai sinh thành Nguyễn Tường Lân. [cần dẫn nguồn]
Cha là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ, thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm[3], là con gái đầu lòng cụ Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở huyện Cẩm Giàng. Bấy giờ tri huyện Cẩm Giàng là ông Nguyễn Tường Tiếp (tục gọi là Huyện Giám, ông nội Thạch Lam), quê gốc ở Quảng Nam, có con trai là Nguyễn Tường Nhu đã đến tuổi lấy vợ, mới cho người mai mối hỏi cô Lê Thị Sâm về làm dâu dòng họ Nguyễn Tường.
Ông bà Phán Nhu lấy nhau hơn chục năm, rời từ ấp Thái Hà về số 10 Hàng Bạc, Hà Nội, rồi hết về quê Cẩm Giàng lại theo con cả Nguyễn Tường Thụy ở Tân Đệ, Thái Bình. Do buôn bán ở Thái Bình được một năm chẳng được như ý, bà Phán Nhu lại đưa cả gia đình về Hà Nội. Khi vợ Nguyễn Tường Thụy xin ra ở riêng, bà lại về Cẩm Giàng. Người bạn cân gạo ngày trước là bà cả Hội nợ bà Nhu 60 đồng Đông Dương từ trước, trừ tiền nợ bằng hai mẫu đất cho bà Phán Nhu. Thế là bà cho đào ao, đắp nền, làm nhà gỗ, lợp rạ, cột vuông, bốn chung quanh hiên rộng, gọi là Nhà ánh sáng.
Ngày 31 tháng 8 năm 1917, cha của Thạch Lam sang Sầm Nưa, Lào làm thông phán Tòa sứ, được đem theo vợ để buôn bán mưu sinh nhưng chỉ tám tháng sau, ông bạo bệnh qua đời. Một mình nơi xa xứ, lo chôn cất chồng xong, bà Nhu trở về Việt Nam đi hết 12 ngày đường bộ và đường thủy, gian nguy vô ngần. Mãn tang chồng một năm, bà cùng bốn người thân lại sang Lào để mang hài cốt ông về nước đặt mộ bên bờ ao thuộc làng La A, xã Kim Giang, huyện Cẩm Giàng.
Sau khi chồng mất, bà tảo tần khuya sớm đi về làng quê cân gạo nhưng không đủ sống, đành nấu thuốc phiện, biết là hiểm nguy có thể bị người Pháp bắt bỏ tù bất cứ lúc nào nhưng để các con học hành thành đạt, bà vẫn tảo tần lo cho 7 người con ăn học. Sau khi các con đều đã có gia đình, bà xuất gia đến tu ở Đào Xuyên, Bối Khê, Hà Nội.
Khi biết tin Hoàng Đạo đột tử ở ga Thạch Long (Trung Quốc) năm 1948, bà đã làm lễ cầu siêu cho con, rồi vào Sài Gòn, tu ở chùa Xá Lợi cho đến năm 1960. Ít lâu sau bà viên tịch tại đó, trước ngày Nhất Linh mất (7 tháng 7 năm 1963).
Cha ông mất sớm, mẹ ông phải một mình buôn bán nuôi mẹ chồng và bảy người con.[4] Lúc nhỏ, ông chủ yếu sống ở quê ngoại.
Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (Tiểu học Hải Dương, nay là trường Tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con cả, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ. Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng.
Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.
Khi đã đỗ tú tài I, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.
Khác với tất cả các anh trai đều lấy vợ qua mai mối, được bố mẹ chấp thuận mới coi mặt nhau, rồi cưới, Thạch Lam lấy vợ hoàn toàn do sự lựa chọn của cá nhân ông. Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ là bà Nguyễn Thị Sáu, người Ninh Bình, đã từng có một đời chồng. Ông được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở.
Cũng theo hồi ức của bà Nguyễn Thị Thế thì bản tính Thạch Lam "ưa tĩnh mịch nên khi có con, vú em được lệnh cấm không được ru và cũng cấm không được để nó khóc. Ngoài cổng, có khi chú còn cho treo một cái biển đề: "Ai hỏi gì xin lên tòa soạn". Và bà Thế kết luận, những tháng ngày cuối đời, Thạch Lam "khó tính đến nỗi hầu như chỉ có thím là chiều chuộng được chú, còn tôi và mẹ tôi cũng đành chịu".[5]
Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng "nhà cây liễu"[6] là nơi thường lui tới của các văn nghệ sĩ. Ngoài các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân Khoát...
Theo những gì mà người thân của Thạch Lam kể lại, mặc dù cao tới 1m70, vượt trội hơn khá nhiều chiều cao trung bình của người Việt thời đó, nhưng sức khỏe của Thạch Lam lại rất không tương xứng với chiều cao của ông. Có thể nói, ông thuộc dạng thể chất yếu. Vì thế mà ông rất năng chơi thể thao (ông chơi tennis vào loại khá) và có thời kỳ, ông cùng người anh rể tương lai tên là Nguyễn Kim Hoàn đi học võ nghệ.
Một tuổi thơ nhọc nhằn cộng với cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo đã làm Thạch Lam sớm mắc phải căn bệnh lao phổi, một trong những căn bệnh nan y thời bấy giờ. Ông mất tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 6 năm 1942 [7], lúc mới 31 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ trên văn đàn.
Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Thạch Lam có ba người con, hai trai một gái là bà Nguyễn Tường Nhung, ông Nguyễn Tường Đằng, và trước vài ngày khi Thạch Lam mất, vợ ông sinh thêm con trai mà sau này là nhà văn Nguyễn Tường Giang. Nguyễn Tường Giang tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1968. Ra trường, ông làm việc tại các bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông qua Mỹ hành nghề tư, tham gia giảng dạy chuyên môn (sản phụ khoa) tại Southside Hospital, Bay Shore, New York rồi tại Virginia Hospital Center, tại Arlington, Virginia, và về hưu năm 2010.[8] Con rể của ông là Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Ngô Quang Trưởng.
Theo nhà văn Băng Sơn thì sau khi Thạch Lam mất, vợ và các con ông có về sống ở Cẩm Giàng với bà Phán Nhu một thời gian rồi di cư vào Nam.[9]
Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách. Trong đó, phải kể đến một số tác phẩm tiểu biểu như:
Thạch Lam có tác phẩm truyện ngắn Hai đứa trẻ đã được in vào SGK ngữ văn 11, tập một và được in vào SGK lớp 10 tập một theo chương trình mới từ năm 2022.
Nhà văn Thế Uyên (con trai bà Nguyễn Thị Thế, cháu gọi Thạch Lam là cậu), trong bài Tìm kiếm Thạch Lam, có đoạn:
Có lần Thạch Lam nói: Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi. Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống.
Tháng 2 năm 1935, Thạch Lam được giao quản trị báo Ngày nay. Một nhà thơ, vì cảnh nhà túng quẫn, cứ đến gặp ông xin tạm ứng tiền nhuận bút. Nhưng bạn vay 10 mà trả bài có 3. Có người nhắc ông sao không chặn lại, ông vẫn cho tạm ứng và bảo rằng: Chẳng ai muốn làm một việc như thế, người ta không còn con đường nào khác mới phải làm như vậy. Nếu không giúp đỡ, họ sống ra sao?
Và mặc dù là người nghèo nhất trong gia đình (nhà tranh vách đất, thậm chí chăn mền không có tiền mua), Thạch Lam vẫn thường mời bạn văn đến chơi nhà và thiết đãi tận tình. Khúc Hà Linh cho biết:
Nhận xét khái quát về sự nghiệp văn chương của ông, Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết:
Trong "Lời nhà xuất bản Văn học" (khi in lại tác phẩm "Gió đầu mùa" năm 1982) cũng có đoạn viết như sau:
Năm 1996, ở Cẩm Giàng có một con đường mang tên Thạch Lam. Đây là một việc làm mạnh dạn, là cách trân trọng văn chương hiếm thấy tại thời điểm lịch sử lúc bấy giờ[18]. Hiện nay, truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (in trong tập truyện "Nắng trong vườn") của ông đang được giảng dạy tại lớp 11 trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Theo Gia phả họ Nguyễn Tường hiện đang lưu giữ ở Hội An[19], thì họ này khởi đầu từ ông Nguyễn Văn Vân, thi đỗ nhị trường, được bổ chức lễ sinh, làm việc bên chúa Nguyễn Phúc Ánh. Năm 1797, ông Vân theo chúa Nguyễn ra đánh Quảng Nam, lập công to, nên được ban họ Nguyễn Tường.
Ông Nguyễn Tường Vân có hai vợ. Người vợ thứ (Nguyễn Thị Khoa Nhàn) sinh ra bốn con trai, trong đó có người con thứ hai tên Nguyễn Tường Phổ.
Nguyễn Tường Phổ (1807-1856), sinh ở Cẩm Phổ (Hội An) là người văn võ toàn tài. Năm 35 tuổi (1842), ông thi đỗ Tiến sĩ, lần lượt trải qua các chức: Hàn lâm viên biên tu nội các (Huế), Tri phủ Hoằng An (Bến Tre), Tri phủ Tân An (Gia Định). Rồi cuối cùng là Đốc học tỉnh Hải Dương. Vậy là ông Phổ, người Quảng Nam, trở thành vị khai nguyên cho dòng Nguyễn Tường ở Cẩm Giàng.
Ông Phổ có hai con là Nguyễn Tường Trấp (còn gọi là Tiếp) và Nguyễn Tường Chữ. Sau, ông Trấp làm tri huyện Cẩm Giàng, được dân trong vùng gọi là Huyện Giám. Ông Trấp có ba vợ, nhưng chỉ có bốn người con, trong số này có Nguyễn Tường Nhu, tức cha Thạch Lam...