Review chợ ninh hiệp webtretho, lamchame, tiktok, facebook hay vô số các diễn đàn, mạng xã hội khác vẫn được nhiều anh chị em tìm đọc. Có vô số băn khoăn, thắc mắc, câu hỏi mà tựu chung lại là muốn có được cái nhìn chân thực nhất về nguồn hàng ở chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc này. Dưới đây là bài những nhận xét, đánh giá, trả lời về các câu hỏi của các chị em đã trao đổi trên diễn đàn được Toplist Ninh Hiệp tổng hợp lại.
Review chợ ninh hiệp webtretho, lamchame, tiktok, facebook hay vô số các diễn đàn, mạng xã hội khác vẫn được nhiều anh chị em tìm đọc. Có vô số băn khoăn, thắc mắc, câu hỏi mà tựu chung lại là muốn có được cái nhìn chân thực nhất về nguồn hàng ở chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc này. Dưới đây là bài những nhận xét, đánh giá, trả lời về các câu hỏi của các chị em đã trao đổi trên diễn đàn được Toplist Ninh Hiệp tổng hợp lại.
Trên các diễn đàn lớn như webtretho, lamchame, tinhte,... chủ đề về chợ ninh hiệp,... chưa bao giờ hết ‘hot’. Bởi lẽ chợ đầu mối này có rất nhiều sản phẩm thời trang với mẫu mã và kiểu dáng, chất liệu vô cùng phong phú khiến cho cả khách mua lẻ và người mua buôn (mua sỉ) đều rất quan tâm. Rất nhiều vấn đề các chị em đưa ra thảo luận như:
Nhiều chị em đã từng tới Ninh Hiệp tỏ ra am hiểu và rất hào hứng với nguồn sỉ quần áo, vải vóc ở đây. Tuy nhiên cũng rất nhiều người tỏ thái độ dè dặt, sợ sệt vì giá cao, nói thách hoặc thậm chí là sợ bị hớ, bị lừa, bị mua phải hàng kém chất lượng,....
Với tư cách là một đơn vị kết nối đối tác, nguồn hàng uy tín tại Ninh Hiệp, Toplist Ninh Hiệp xin tổng hợp lại các ý kiến nhận xét, đánh giá và chia sẻ tâm huyết từ các chị em, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về chợ sỉ nổi tiếng cả nước này.
Rất nhiều mẹ tim đọc các kinh nghiệm đi chợ quần áo Ninh Hiệp, cách dò giá, trả giá để không bị nói thách, không bị mua hớ.
Bạn có nickname vietland chia sẻ về cách hỏi giá, trả giá đi chợ Ninh Hiệp:
"Mình có đi cùng mấy lần mua quần áo bên đó cùng em gái nên sang đó cần nhớ một số từ ‘mua đủ số, mua theo dây, kê toa, …” Chủ hàng thường nhìn người mà phát giá. hỏi lẻ 90k cái quần đến lúc lấy đủ số chỉ 57k thôi à. Với lại khi xem mẫu, nếu thích thì hỏi giá buôn luôn, tránh hỏi kiểu như “cái quần này bán giá bao nhiêu’ vì người bán sẽ nghĩ bạn đi mua lẻ, có thể báo giá cao hoặc là không bán."
Nickname huonggiang28485 chia sẻ mẹo 'giả làm dân buôn":
"Mới đầu mua hàng các mẹ cứ nhét áo chống nắng hay áo của mình vào mấy cái túi đen thật to theo rồi đi ngắm nghía kĩ hàng và hỏi luôn là mua buôn... Càng vào sâu bên trong thì hàng càng rẻ nhưng bên ngoài thì nhiều mẫu đẹp hơn. Nếu mua bộ đồ thì nên vào hẳn bên trong chợ có nhiều đồ mà bán rẻ hơn."
"Nếu mua buôn thì vẫn cứ mặc cả dù bớt 5-10k thui nhưng mình lấy hàng bán bằng đó cũng lãi rùi. Cứ bảo là "bớt nữa đi, nhà nọ nhà kia lấy em có bằng này" thì chủ quầy họ sẽ bớt cho. Có rất nhiều hàng bán mẫu giống nhau, nên các mẹ chịu khó đi khảo giá hàng nào rẻ hơn thì lấy ạ."
Bạn có nickname pqh viết về cách để tỏ ra phong thái của 'dân buôn':
"cầm theo cuốn sổ tay nhỏ ghi chép, 1 cái túi lớn đựng hàng, đảm bảo giá sỉ bán buôn”.
Bạn có nickname nglinh2326 hài hước thêm:
“Mọi người cứ đi làm ‘ngố’ vài ba lần. Với đi với ai có kinh nghiệm vài lần là biết ngay ý mà. Cái thần thái của người đi buôn không phải chỉ nhìn một lần mà học được đâu. Em cũng gà chán rồi, giờ lâu lâu không sang đó vẫn hơi gà”.
Nickname linhneko thích thú vì thoải mái hỏi giá chỉ không được mặc thử:
"Nói chung thì họ bán hàng dễ chịu, không mua cũng không mắng mỏ gì cả, hỏi giá thoải mái, mỗi tội không được thử… Cứ đi tham khảo vài cửa hàng, so sánh với giá bán lẻ ở nội thành Hà Nội rùi xem nếu mua giá như thế nào thì sẽ có lời (nếu định mở cửa hàng). Mua lẻ thì không bớt giá so với giá họ nói lắm đâu. Lúc em đi có mấy người bán hàng còn hỏi thẳng là lấy buôn hay lẻ, mua ít hay nhiều. Em đi mua lẻ mà thấy giá bằng 1/2, hoặc 2/3 so với giá bán lẻ ở chợ Nghĩa Tân hoặc chợ Xanh".
Bạn ngant8385 lý giải vì sao nên mua buôn:
Tới đi mua thì nếu mua buôn cứ nói là lấy buôn. Nhìn hàng ưng thì hỏi giá buôn bao nhiêu? Nếu mới thì cứ nói thẳng với là mới chuẩn bị mở shop. Bên ninh hiệp mua hàng dễ mà, họ nhìn mình nhặt hàng thì biết ngay buôn hay lẻ. Có đắt thì chênh nhau 2_5 k thui. Chứ giá mua lẻ ở Ninh Hiệp quát gấp đôi giá buôn. Có hàng còn gấp 3 cơ ạ.
Tớ hỏi cái áo ở một hàng bảo 180k, đến khi bảo lấy buôn thì xuống còn 60k. Nếu bớt thì cũng chỉ bớt cho 5-10k thôi chứ lấy buôn cũng không nói thách gì đâu. Nói chung tớ thích đi chợ Ninh Hiệp vì xem hàng, mặc cả thoải mái. Còn mua lẻ ở Ninh Hiệp cũng vẫn rẻ hơn mua ở các cửa hàng nếu chịu khó mặt dày mặc cả."
Bạn có nickname MeQA89 nói về vị trí mua hàng giá rẻ
Nên đi tham khảo giá một vòng và thông thường càng đi vào sâu trong chợ ninh hiệp giá thường rẻ hơn. Ngoài ra dù cùng 1 mẫu nhưng giá buôn vẫn có sự chênh lệch với nhau
Nick bra_1986 nói về cách trả giá và chọn hàng: “Mới đầu chưa có kinh nghiệm thì cứ ngó nghiêng xem người mua trước trả giá như nào, rùi mình trả theo. Mình có thể mặc cả xuống 1-2 giá. Thường bên đó nói là giá buôn sát giá rồi, ít khi phải mặc cả. Sang đó rất nhiều đồ, vấn đề mình phải biết chọn, không nhìu quá hoa mắt rùi cứ nhặt bừa là có khi dính hàng lỗi”.
Trên đây là tổng hợp Review chợ ninh hiệp webtretho, lamchame và các diễn đàn khác được Toplist Ninh Hiệp chọn lọc và tổng hợp. Mỗi ý kiến đều đứng trên kinh nghiệm cá nhân và góc nhìn khác nhau nhưng hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm quý báu để trang bị cho bản thân trước khi trực tiếp đi Ninh Hiệp tìm hiểu nguồn hàng, chọn hàng và lấy hàng.
Nếu chị em còn băn khoăn về chất lượng, giá cả nguồn hàng Ninh Hiệp có thể liên hệ ngay với Toplist Ninh Hiệp để được tư vấn, kết nối đối tác, nguồn hàng phù hợp. Hoặc có thể tham khảo Danh sách Cửa hàng vải, Cửa hàng phụ kiện, Danh sách Cửa hàng thời trang trên website toplistninhiep.vn để biết thêm chi tiết về các cửa hàng sỉ, mối sỉ, kho buôn Ninh Hiệp uy tín.
Xem thêm: So sánh chợ Đồng Xuân và chợ Ninh Hiệp - lấy sỉ quần áo chợ nào có lợi hơn?
Thấy tôi, một cô bé chừng bẩy tuổi, từ trong lớp học chạy ra, gọi em ríu rít:
- Cún Con, chạy đi kẻo bị bắt bây giờ.
Một cô bé chừng năm tuổi, tay xách túi, tất tưởi chạy theo chị, mếu máo:
Cô bé vướng chân quần ngã dúi, luấn quấn mãi không đứng dậy được. Tôi đến sẽ sàng nâng dậy. Cô bé sợ hãi nhìn tôi, mặt tái nhợt, thở gấp. Tôi phủi bụi bám vào quần áo, lấy khăn lau nước mắt cô bé. Sự thân thiện của tôi làm cô chị yên lòng, đứng lại chờ em. Tôi dắt cô bé đến chỗ chị.
- Đưa túi thầy giáo xách hộ cho, đựng gì thế này, giấy vụn à, hai đứa nhặt giấy vụn?
- Sao nhìn thấy thầy giáo lại chạy thế?
- Bác bảo vệ bảo: Nhà trường không cho nhặt giấy vụn, đứa nào nhặt sẽ bắt, nhốt vào văn phòng, khóa cửa lại không cho về.
- Ra thế, nhặt giấy vụn làm gì, đổi kẹo mạ hay nhóm bếp, hôm nào hai cháu cũng vào trường nhặt giấy.
- Vâng ạ, khi các anh chị học sinh về, không thấy bác bảo vệ, là chị em cháu lẻn vào trường. Bác bảo vệ có ở trường không ạ. Bác ấy tợn lắm, thấy hai đứa cháu là đuổi bắt, tịch thu túi đựng giấy, van xin cũng không trả. Bác bảo: Vào trường để đái bậy, ỉa bậy ra lớp. Chúng cháu có làm thế đâu, chỉ nhặt giấy vụn thôi.
- Bác ấy về ăn cơm rồi, để thầy giáo đưa hai đứa vào từng lớp nhặt giấy, được không.
- Được ạ, có thầy giáo không ai dám bắt nạt chúng cháu. Cô chị hớn hở ra mặt.
Tôi đưa hai đứa vào từng lớp một, tiện tay nhặt đỡ. Những tờ giấy kiểm tra bài bị điểm kém, học sinh thường xé đôi vứt bừa ra lớp. Hai cô bé lăng xăng đi từ bàn này sang bàn khác, khua tay vào gầm bàn, nhặt tất cả những gì học sinh bỏ lại, bút bi, vở ghi, giấy nháp, sách giáo khoa, phần nhiều là giấy viết dở. Đi hết hai mươi bốn lớp học đã nhặt được túi giấy to, căng phồng. Cô chị không sao xách được, phải kéo lê trên mặt đất. Thấy thế tôi bảo:
- Để thầy xách hộ cho, nhà hai cháu ở đâu?
- Mãi trong xóm ạ, hôm nay chúng cháu nhặt được nhiều nhất. Mọi hôm vừa nhặt vừa chạy chỉ sợ bác bảo vệ bắt. Mai thầy giáo có ở lại trường không ạ?
- Có chứ, thầy giáo sẽ bảo bác bảo vệ không bắt hai cháu nữa.
- Nhưng vẫn sợ, các anh chị học sinh bảo chúng cháu nhặt mất thư để trong ngăn bàn, thư gửi cho các bạn học buổi chiều, nên dọa đánh chúng cháu. Chúng cháu có biết thư nào đâu.
- Thầy giáo sẽ bảo cả học sinh nữa, tốt nhất là thấy các tờ giấy gấp cẩn thận, lại để trong phong bì nữa thì đừng nhặt, thư tỏ tình, kết bạn của các anh chị ấy đấy, mới học lớp hai chưa đọc được chữ của các anh chị ấy đâu.
Trường bốn mươi tám lớp, chia thành hai ca sáng, chiều. Nhà tôi ở xa trường, trưa nào cũng phải ở lại tìm chỗ nghỉ, chờ tiết dậy buổi chiều. Từ hôm gặp hai cháu bé đi nhặt giấy, tôi ở lại trường. Cứ thấy hai đứa thập thò ngoài cổng trường có ý tìm, là tôi gọi toáng lên.
Cô chị nhanh nhẹn chạy nhanh lên phía trước, cô em lũn cũn theo sau. Có lần tôi bảo:
- Vào văn phòng đã, thầy có cái này cho hai đứa. Tôi lấy trong cặp ra gói kẹo, hôm trước lớp tôi liên hoan nhân việc kết nạp đoàn viên mới, tôi lấy ít kẹo gói lại. Tôi mở gói kẹo trịnh trọng:
- Mời hai cháu, ăn xong đi nhặt giấy. À này, cháu tên gì? Tôi hỏi cô chị.
- Ở lớp các bạn gọi cháu là Thu Hà, ở nhà ai cũng gọi cháu là Cún Lớn, em cháu là Cún Con.
- Cháu không biết, chỉ thấy ở nhà gọi thế.
Tôi đoán, tên trong giấy khai sinh chắc không phải vậy.
- Nhặt giấy về làm gì, mà hôm nào cũng phải đi?
- Cháu nói, thầy không được nói cho ai biết cơ. Để bán.
- Không đâu, mỗi lần bán mẹ chỉ mua cho chị em cháu mỗi đứa một cái bánh mì năm trăm thôi.
- Chắc mẹ cóp để mua quần áo, sách vở, thịt cá cho các cháu.
- Không phải, mẹ bảo cóp lại để đưa cho ông ngoại.
Nghe Cún Lớn nói thế tôi thoáng bất ngờ, không phải như tôi nghĩ, hai đứa đi nhặt giấy, để nhóm bếp hay bán lấy dăm nghìn mua kẹo cao su nhai, mà nhặt giấy để kiếm tiền thật sự, chứ đâu phải thích thì đi không thích thì thôi. Tôi thấy ái ngại cho chị em Cún.
Chỉ thời gian ngắn, ba chúng tôi trở nên thân thiết. Đã thành thói quen trưa nào tôi cũng đưa hai đứa vào văn phòng, khi thì kẹo, khi thì bánh mì, ăn xong lại đi nhặt giấy. Có lần tôi hỏi Cún Lớn:
- Bốn ạ, bố mẹ và hai đứa cháu.
- Bố đi làm thuê, trước mỗi tháng về một lần, lần này đi bố bảo, lâu mấy về để kiếm đủ tiền chữa bệnh cho mẹ. Mẹ cháu bị mắc bệnh từ ngày đẻ Cún Con, không làm được việc nặng, có ít ruộng, bố đi vắng phải nhờ người làm. Người ta bảo mẹ cháu phải đi nằm viện chữa mới khỏi, nhưng không có tiền. Hằng ngày, mẹ cháu đi mua sắt vụn, đồng nát, đến trưa thì về. Cháu đi học về, hai chị em đi nhặt giấy vụn, chờ mẹ nấu cơm chín về cùng ăn.
- Tiền bán giấy vụn sao lại phải đưa cho ông ngoại, nhà ông ngoại cũng nghèo lắm sao?
- Cháu không biết, thấy mẹ bảo thế.
Hai đứa trẻ, một lên bẩy, một lên năm, nhặt giấy vụn bán phỏng được mấy tiền. Xem ra ở tuổi này, đây cũng là công việc hợp sức nhất để kiếm được đồng tiền. Nghe Cún Lớn nói thế, tôi mới thật sự để ý đến hai đứa.
Đã hơn một tháng quen nhau, quần áo hai đưa mặc, chỉ bằng vải xanh đã bạc màu. Tôi hỏi Cún Lớn:
- Ba ạ! Hai bộ lành để mặc đi học, bộ này mặc ở nhà. Cún Con không có bộ nào mới, mặc lại quần áo của cháu đã mặc chật.
- Mẹ có khi nào mua cá thịt cho các cháu ăn không?
- Chỉ khi nào bố mang tiền về mới mua, còn chỉ cơm rau thôi.
Tôi cũng có tuổi thơ nghèo khổ, nghe Cún Lớn nói thế, nước mắt tôi chảy ra. Tôi nín lặng hồi lâu, nảy ra ý định, đến nhà Cún Lớn, xem hoàn cảnh thật ra sao, làm bất cứ việc gì có thể giúp chị em Cún Lớn.
Sáng ấy, ôm bọc quần áo cả cũ lẫn mới, tôi đến nhà Cún Lớn. Một căn nhà nhỏ, bên ria một quả đồi, lợp lá gồi, quanh nhà trồng toàn chuối, sau nhà, trên đồi là rừng cây mới trồng. Nhà vắng tanh, gọi không có ai thưa, tôi đứng tần ngần ở sân, đang định đi ra thì thấy một cụ già dắt tay Cún Con từ ngoài ngõ đi vào. Tôi cúi chào, cụ đáp lại:
- Chào ông giáo, mẹ cháu về bên ngoại, nhờ tôi trông hộ nhà. Cún Con mở cửa mời ông giáo vào nhà đi.
Thấy Cún Con phải bò lên bậc thềm đất một cách vất vả, tôi bế Cún Con lên mới biết hai chân không đều nhau. Một chân phát triển bình thường một chân bé hẳn lại. Thảo nào mỗi lần chạy Cún Con thường ngã, đã ngã rất khó đứng dậy. Tôi hỏi bà cụ:
- Nó bị tật từ bé, lúc mới đẻ chết đi sống lại không biết bao lần. Khi mẹ cháu mang thai, bố đi làm xa, nhà có hai sào ruộng lúa bị sâu, đi phun thuốc, pha quá liều, lại không biết cách phun, bị nhiễm thuốc ngã vật ra ruộng, may có người phát hiện, kịp đưa đi bệnh viện cấp cứu. Khi sinh cháu đã bị như thế, còn mẹ không có sữa người cứ héo dần. Nhà cháu đây hoàn cảnh lắm. Bên nội, ông bà đã qua đời, có ba chị em, người nào phận nấy, cũng chẳng khá giả gì, nên không giúp được nhiều. Bên ngoại mãi tận Thanh Ba, Phú Thọ có sáu chị em gái, cậu út là bảy. Cậu út là con trai độc, được nuông chiều từ nhỏ, quen ăn chơi, thi mãi cũng đỗ được đại học, lại càng được dịp ăn chơi đua đòi. Ông bà ngoại đã già chẳng thể chu cấp cho cậu út, đành nhờ sáu cô chị, mỗi tháng mỗi người chu cấp cho một ít từ một trăm đến hai trăm ngàn. Đối với người giàu có, số tiền ấy chẳng đáng gì, ở nhà cháu đây, kiếm được ngần ấy đâu dễ, lại còn lo cái ăn hằng ngày. Chị em cháu phải đi nhặt giấy vụn về bán, cũng như con rết thêm chân. Tháng nào mẹ cháu cũng phải về ngoại để đưa số tiền ấy. Hai cháu kể, có một ông giáo trưa nào cũng đi nhặt giấy với hai đứa, còn mua kẹo, bánh mì cho ăn, khi thấy ông đứng ngoài sân, tôi đoán ngay là ông giáo. Mẹ con nó ơn ông lắm.
- Có gì đâu ạ, trưa tôi thường ở lại, được gặp hai cháu cũng thấy vui. Tôi lấy gói kẹo đưa cho Cún Con. Cún Con nhìn tôi, nhếch mép cười, mắt ánh lên niềm vui. Tôi giục:
- Cháu chờ chị Cún Lớn về cùng ăn.
- Chị em nó no đói có nhau không khuất tất thứ gì bao giờ, nhà nghèo biết thương nhau.
Tôi mở bọc quần áo bảo Cún Con: Nào đưa thầy giáo thay bộ quần áo cháu đang mặc đi, nhiều quần áo lắm, đủ cho hai cháu mặc.
Tôi lấy bộ quần áo hoa còn mới, mặc cho Cún Con. Cởi bộ quần áo đã sờn rách, lộ ra một thân hình gầy guộc, đói ăn, mắt tôi bỗng nhòa đi, cài cúc áo cho Cún Con mà tay tôi run bắn lên. Bà cụ giục Cún Con:
- Cháu cảm ơn ông giáo đi. Cún Con ve vuốt vạt áo, nhìn tôi định nói, tôi ôm Cún Con vào lòng.
Cún Lớn đi học về, đến cổng đã gọi em ríu rít: Cún Con ơi! Chị đi học về đây.
Tôi đi ra cửa, thấy tôi Cún Lớn lễ phép: Cháu chào thầy!
- Ngoan lắm, Cún Lớn đi học về, trưa có đi nhặt giấy không?
- Mẹ cháu cho nghỉ một hôm, hai chị em ở nhà trông nhà, ngày mai lại đi ạ. Thấy Cún Con mặc bộ quần áo mới, Cún Lớn nhìn em, lại nhìn tôi. Thấy thế tôi bảo:
- Phần của Cún Lớn đây. Tôi đưa cho Cún Lớn bộ quần áo. Cún Lớn vào trong trái, mặc bộ quần áo tôi đưa, vẻ mặt hớn hở. Bà cụ khen:
- Cháu mặc vừa quá, ông giáo cho mỗi đứa mấy bộ, không phải mặc quần áo rách nữa.
- Mẹ cho hai nghìn, cháu mua hai gói mì tôm, mẹ cho hai quả trứng gà, cháu nhường cho Cún Con, cháu ăn mì tôm không thôi.
- Biết ạ, ở nhà cháu úp nhiều lần cho em ăn rồi.
Tuổi này nhiều nhà bố mẹ phải dỗ dành ăn, mặc, còn chị em Cún đã biết tự chăm sóc cho nhau rồi. Bà cụ nói với tôi:
- Người nghèo khổ lắm, có sức còn đỡ đằng này tất cả chờ vào bố lũ trẻ đi làm thuê. Mấy năm trước đi làm còn bị người ta lừa, đến lúc trả công, chủ thuê làm trốn biệt, chẳng biết ai mà đòi nữa, đành về tay trắng. Cũng khen cho mẹ con nó, cả một đồi cây sau nhà, bố chúng bỏ công ra cuốc hố, mẹ con nó tự ươm cây, đóng bầu, đem trồng, mấy ngàn cây ít gì. Phải mươi mười năm sau được bán may ra mới khấm khá lên được. Con bé lớn, cái ăn, cái mặc chẳng bằng thứ bỏ đi của nhà người ta. Đi học sách, vở xin lại của người khác mà đạt học sinh giỏi, được giấy khen, phần thưởng, có gì cũng nhường em, không thấy nó kêu ca, đòi hỏi gì.
- Hộ nghèo thế này trên không cho vay vốn sao?
- Có đấy, có phải ai vay cũng ăn nên làm ra đâu, đa phần của đồng vén của nhà, lãi chẳng thấy đâu lại mang nợ.
Những ngày gần Tết, mưa cui gió cào, rét dữ dội. Đã một tuần, không thấy chị em Cún Lớn đi nhặt giấy. Tôi mua cho mỗi đứa bộ quần áo ấm, tranh thủ buổi trưa đến nhà. Chỉ thấy Cún Lớn đang đứng tựa cửa, mặt buồn rượi, mắt đỏ hoe. Thấy tôi bà cụ hàng xóm lại sang. Tôi hỏi Cún Lớn: Mẹ và em cháu đâu? Cún Lớn òa khóc.
- Bố nó về rồi, Cún Con bị ốm phải đưa viện, bà cụ đỡ lời, bị viêm phổi nặng, đưa lên bệnh viện huyện, rồi lên tỉnh. Thật khổ, bố đi làm cả năm, được ít tiền lại phải thuốc thang cho con, không biết có qua được không. Ngay từ nhỏ đã bị rồi, cứ mùa đông đến, chỉ sơ sảy một chút là bị, không nặng thì nhẹ, lần này là gay go nhất.
- Cháu thương em lắm, bảo ở nhà đừng theo chị đi nhặt giấy kẻo rét lại ốm, em không nghe còn khóc nữa. Cháu đành cho đi. Em cháu trượt chân ngã vào vũng nước, ướt hết. Cháu cõng em về nhà thay quần áo, đốt lửa cho sưởi, sau lần ấy em bị ốm. Cháu ân hận lắm. Không biết em cháu có qua khỏi không. Cháu chỉ sợ em cháu chết thôi. Cún Con ơi đừng chết, chị thương em lắm. Cún Lớn nức nở khóc.
- Nói dại nào, bệnh viện khác chữa khỏi, bà cụ an ủi, số con bé khổ, hai tuổi vẫn không biết đi, chỉ bò lê quanh nhà. Thấy người ta mách, bắt cóc về làm ruốc cho ăn, mẹ cháu học cách làm, đêm nào cũng đi bắt cóc. Con bé khỏe dần, đi lại được, cứ mong nó khỏe dần mãi lên.
- Bên ngoại không ai giúp được gì sao?
- Có đấy, mới đây mấy bà chị gắng thêm một chút đỡ mẹ con nó, hằng tháng không phải gửi tiền cho ông ngoại nữa. Cứ nghe mẹ cháu nói, cậu quý tử cũng là hạng bỏ đi, học ít chơi nhiều, chỉ khỏe chóc thư về vòi tiền bố mẹ, còn dọa nếu không chu cấp đủ sẽ bỏ học.
- Giá cậu ta biết những đồng tiền nuôi ăn học, nó được ki cóp như thế nào nhỉ?
- Ngữ ấy biết cũng thế thôi, cái gai nó nhọn từ bé đâu đợi đến lúc trưởng thành.
Có giờ buổi chiều, chẳng thể ở lại, tôi đưa cho Cún Lớn hai bộ quần áo ấm.
- Cháu mặc vào đi khỏi lạnh, đừng khóc nữa, Cún Con thế nào cũng khỏi bệnh sẽ về với cháu. Cún Lớn nhìn tôi, hai mắt rớm lệ. Tiễn tôi ra cổng bà cụ hàng xóm nói:
- Chòm xóm ai không biết thì thôi, ai biết đều có đồng quà tấm bánh mang đến cho cháu, ngày bận đi làm, tối đến chật nhà. Ai cũng ngậm ngùi cho hoàn cảnh nhà nó. Chẳng biết đến bao giờ mới tai qua nạn khỏi.
Chỉ nghe tin bệnh Cún Con đỡ nhiều, không biết đã ra viện chưa, trước ngày nghỉ Tết Nguyên Đán tôi đến nhà, rất may bé đã ra viện về nhà. Thấy tôi bà cụ hàng xóm nói ngay:
- Phúc quá, cháu được cứu sống rồi, chỉ còn yếu, phải tẩm bổ nhiều. Thấy tôi, bố mẹ Cún Lớn đon đả: Chúng em chào thầy.
Tôi vào nhà, Cún Con mặc chiếc áo ấm tôi mua cho, ngồi trên giường, vẻ mặt tươi tắn nhìn tôi. Tôi đến bên cạnh bế Cún Con lên lòng.
- Để thầy giáo xem hao mất nhiều không nào. Cún Con ngồi lọt thỏm trong lòng, ép đầu vào ngực tôi, nói nhỏ:
- Cháu chỉ sợ không được gặp thầy giáo.
Tôi thấy mủi lòng, ôm chặt lấy bé. Mẹ Cún Con kể: Những ngày trên viện, cháu chỉ nhắc đến chị và ông giáo, khi đỡ đôi chút nằng nặc đòi về để đi nhặt giấy với chị. Nghĩ cũng tội, cảnh nhà em thế khiến hai cháu phải khổ.
- Cô chú đừng nghĩ nhiều, sông có khúc người có lúc. Hai cháu ngoan lắm, ngay cả những đứa cháu nội, ngoại của tôi cũng không được thế. Cún Lớn này, có lần thầy giáo hỏi, Tết có ai mừng tuổi cho cháu không? Cháu hỏi lại, mừng tuổi là gì ạ? Chỉ mấy ngày nữa là đến Tết, thầy giáo mừng tuổi trước cho hai đứa. Tôi lấy trong cặp ra mấy gói kẹo, hai bộ quần áo, hai chiếc phong bì màu đỏ.
- Thầy giáo mừng tuổi cho hai cháu, thêm tuổi lại càng thêm chăm ngoan học giỏi.
Cún Lớn bẽn lẽn không dám nhận. Cún Con mạnh bạo hơn cầm lấy hai chiếc phong bì màu đỏ, dướn người lên ghé vào tai tôi hỏi nhỏ: Thầy giáo cho tiền phải không? Tôi cũng ghé vào tai bé nói nhỏ: Thầy giáo mừng tuổi hai đứa mà.
Nhìn thấy thế bố Cún Lớn định nói với tôi, chưa kịp nói nước mắt đã trào ra, quay mặt đi, hồi lâu mới nói: Vợ chồng em và hai cháu cảm ơn ông.
- Đừng nói vậy, người nói lời cảm ơn phải là tôi, duyên may được làm quen hai cháu. Những buổi trưa ở lại cũng thấy vui hơn, càng hiểu cảnh ngộ của cháu càng ngẫm ra nhiều điều. Tôi nói với Cún Lớn: Trưa nào thầy giáo cũng ở lại trường, Cún Lớn không đi nhặt giấy nữa, lúc nào rảnh đưa Cún Con ra chơi nhé.
- Dạ! Thế nào chúng cháu cũng ra, mong đến khi học cấp ba còn được học thầy nữa.
- Chỉ sợ lúc đó thầy nghỉ hưu rồi thôi.
Tôi ra về mang theo cả niềm vui xen lẫn nỗi buồn trong một ngày cuối năm lạnh giá.
Bên cạnh những tên tuổi đình đám, quen thuộc trong giới mẫu ảnh, các cặp chị em sinh đôi với nét tương đồng về vẻ ngoài như Đức Anh - Phương Anh, Ánh Vy - Nhật Vy hay Hồng Ánh - Thùy Linh chính là "làn gió mới", gây ấn tượng trong cộng đồng mạng.
Nhờ phong cách thời trang cá tính, hình thể đẹp, 3 cặp song sinh này nhanh chóng "lọt vào mắt xanh" của nhiều nhãn hàng và có nguồn thu nhập ổn định.
Chế Hoàng Đức Anh - Chế Hoàng Phương Anh (SN 2004, Gia Lai) là sinh viên năm hai tại Đại học Văn Lang, TPHCM. Ngoài thời gian học tập, hai chị em còn tập trung phát triển sự nghiệp mẫu ảnh để có thêm thu nhập chi trả cho việc học tập, sinh hoạt (Ảnh: IGNV).
Với ngoại hình giống nhau, Đức Anh - Phương Anh nhiều lần gặp phải những tình huống "dở khóc dở cười" khi còn đi học. Tuy nhiên, hai chị em cũng có nhiều điểm riêng về tính cách, phong cách ăn mặc hàng ngày... (Ảnh: IGNV).
Khác với cái tên đầy nam tính, Đức Anh bên ngoài là cô nàng có nhan sắc xinh đẹp, ngoại hình cao ráo. Nữ sinh gây ấn tượng với phong cách thời trang phóng khoáng, thường xuyên mặc trang phục gợi cảm (Ảnh: IGNV).
Hiện tại, hai nữ sinh gốc Gia Lai mong muốn dành thời gian hoàn thành việc học, không để bố mẹ lo lắng. Ngoài ra, Đức Anh - Phương Anh duy trì công việc làm mẫu để có thêm nhiều trải nghiệm mới trong cuộc sống (Ảnh: IGNV).
Trần Ánh Vy - Trần Nhật Vy (SN 2003, Hải Dương) là sinh viên năm 3 tại Đại học Công nghệ TPHCM. Hai cô nàng được cộng đồng mạng biết đến nhiều hơn khi lựa chọn theo đuổi công việc người mẫu ảnh tự do (Ảnh: IGNV).
Cặp chị em song sinh Ánh Vy - Nhật Vy gây chú ý với những video biến hình, thể hiện hai hình tượng đối lập (Video: TikTok).
Trong khi đó, cô em gái Nhật Vy lại mang đến hình ảnh phá cách. Những trang phục được nữ sinh mặc chủ yếu có màu sắc tối giản, trung tính kết hợp cùng mẫu phụ kiện lạ mắt tạo cảm giác mạnh mẽ và bụi bặm (Ảnh: IGNV).
Nguyễn Thị Hồng Ánh - Nguyễn Thị Thùy Linh (SN 2001) là cựu sinh viên theo học khoa Thiết kế thời trang, Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Cả hai đều có chung đam mê, quyết tâm theo đuổi sự nghiệp làm mẫu chụp ảnh (Ảnh: IGNV).