Bạn nghĩ học bổng rất khó lấy? Bạn cho rằng học bổng chỉ dành cho học sinh, sinh viên? Không! Đừng để những khái niệm này đánh mất cơ hội phát triển bản thân của bạn. Học bổng sau Đại Học và Cao Học vẫn chiếm phần lớn ngân sách của các quỹ học bổng thuộc các trường Đại Học, thậm chí những tổ chức tư nhân cũng sẵn sàng hỗ trợ học bổng cho cá nhân xuất sắc để chiêu mộ nhân tài.
Bạn nghĩ học bổng rất khó lấy? Bạn cho rằng học bổng chỉ dành cho học sinh, sinh viên? Không! Đừng để những khái niệm này đánh mất cơ hội phát triển bản thân của bạn. Học bổng sau Đại Học và Cao Học vẫn chiếm phần lớn ngân sách của các quỹ học bổng thuộc các trường Đại Học, thậm chí những tổ chức tư nhân cũng sẵn sàng hỗ trợ học bổng cho cá nhân xuất sắc để chiêu mộ nhân tài.
Phóng viên: Trước đây, khi hai con chuẩn bị bước vào lớp 1, chị có cho con học trước chương trình hay không?
TS. Lê Thị Quỳnh Nga: Là một người mẹ, khi con tôi chuẩn bị vào lớp 1, tôi cũng không tránh khỏi lo lắng, bởi đây là giai đoạn khó khăn với con, là giai đoạn chuyển cấp, từ bậc mầm non sang bậc tiểu học. Tuy nhiên, cả 2 con tôi đều không đi học trước.
Lúc đầu, điều tôi lo lắng không phải sợ con không theo kịp được các bạn, mà tôi lo lắng vì những người xung quanh tôi phản đối quyết định của tôi. Họ bảo tôi lí thuyết suông, con nhà khác học đông học tây cả rồi, đọc thông viết thạo cả rồi, đến khi vào lớp 1 con không theo kịp được các bạn thì khổ con ra.
Vì vậy, lúc đầu tôi cũng hơi áp lực, áp lực vì phải thuyết phục người thân trong gia đình đồng thuận với quyết định của tôi, áp lực vì họ hàng, bạn bè, và cả những phụ huynh khác phê bình. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là con tôi vẫn học tốt, và không bị mệt mỏi, căng thẳng như nhiều bạn khác trong lớp, vẫn hào hứng, tự tin đến trường.
Đến bạn thứ hai thì tôi không phải lo lắng nữa, cũng không ai nói ra nói vào về việc tôi không cho con đi học trước chương trình.
Phóng viên: Vậy, chị nghĩ sao khi hầu hết phụ huynh có con sắp vào lớp 1 thường cảm thấy không yên tâm nếu con không đọc thông, viết thạo trước khi vào lớp 1?
TS. Lê Thị Quỳnh Nga: Đúng là bây giờ, mở điện thoại ra chúng ta sẽ thấy đầy rẫy những thông tin quảng cáo về việc mở lớp dạy chữ cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1, hoặc dùng những từ mĩ miều hơn là các khoá “tiền học đường” hoặc “tiền tiểu học”. Cùng với đó là tình trạng phụ huynh căng thẳng, sốt sắng tìm thông tin khắp nơi để tìm lớp cho con.
Tâm lí chung của nhiều bố mẹ hiện nay là lo lắng con không theo kịp các bạn nếu không đi học trước, nếu đi học trước thì khi vào lớp 1 con đỡ vất vả, bố mẹ cũng đỡ vất vả. Tuy nhiên, bố mẹ cần nhận thức được rằng, ở bậc mầm non, các con đã được trang bị những kiến thức và kĩ năng phù hợp, đủ để các con tiếp nối lên bậc học tiếp theo.
Vào lớp 1, các con sẽ được học đọc, học viết những nét chữ đầu đời. Vì thế, nếu bố mẹ lo lắng quá mà ép con đi học trước, vô hình chung sẽ tạo áp lực cho các con, làm các con căng thẳng, mệt mỏi, đánh mất sự hứng thú, tìm tòi, kiên trì, tư duy sáng tạo và động lực học tập của trẻ.
Phóng viên: Việc phụ huynh chạy đua cho con học tiền lớp 1 xuất phát từ mong muốn con hơn người hay lo sợ con tụt lại phía sau khi phần đông trẻ hiện nay đã biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1?
TS. Lê Thị Quỳnh Nga: Tôi nghĩ là cả hai. Phần lớn phụ huynh cho con học đọc, học viết trước khi vào lớp 1 vì tâm lí lo lắng con không theo kịp các bạn, khi thấy các nhà khác đã cho con đi học trước hết rồi.
Bên cạnh đó, cũng có không ít phụ huynh cho con đi học trước vì cho rằng đó là những bệ phóng, những điều kiện tốt giúp con có xuất phát điểm tốt để đạt được kết quả tối ưu nhất, giành chiến thắng ngay từ vạch xuất phát. Tuy nhiên, việc cho con học trước sẽ không đem lại những kết quả như bố mẹ kỳ vọng đâu.
Phóng viên: Thay vì cho trẻ đi học trước chương trình, phụ huynh cần cho con trải nghiệm điều gì trước khi vào lớp 1?
TS. Lê Thị Quỳnh Nga: Có thể nói đi học lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ, là sự chuyển đổi qua một giai đoạn mới đối với trẻ. Vì thế, việc chuẩn bị cho các con là thật sự cần thiết. Nhưng bố mẹ cần hiểu rằng chuẩn bị ở đây là chuẩn bị tâm thế, chuẩn bị kĩ năng để sẵn sàng bước chân vào lớp 1 một cách tự tin, hứng thú. Chứ không phải là học đọc, học viết như nhiều lớp học tiền học đường đang tổ chức hiện nay.
Ở giai đoạn này, con phải chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo ở bậc mầm non sang học tập là hoạt động chủ đạo ở bậc tiểu học. Ở trường mầm non, trẻ tham gia các hoạt động giáo dục thông qua chơi, chủ yếu theo nhu cầu, hứng thú của bản thân dưới định hướng, dẫn dắt, động viên, khích lệ của giáo viên. Bước sang môi trường tiểu học, học là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, các con phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo chương trình và theo tiến độ của cả lớp. Vì thế, nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và có thể gặp không ít khó khăn lúc mới vào lớp 1, khi đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển sang môi trường mới, với hoạt động học tập là chính, ngồi một chỗ, viết bài, làm toán trong thời gian dài, phải hoàn thành các bài tập khi ở lớp, khi về nhà ... Một tiết học kéo dài 35 phút, chỉ nghỉ 5 phút rồi học tiết tiếp theo 35 phút, đây đúng là một thử thách lớn với các bạn vừa từ mẫu giáo lên.
Vì vậy, phụ huynh cần chuẩn bị cho con tâm lí, hình thành những thói quen, những kĩ năng phù hợp, để con bớt bỡ ngỡ, tự tin hơn và thích được đi học lớp.
Chuẩn bị tâm lí: Phụ huynh cần dành thời gian trò chuyện với con về những thay đổi và niềm vui khi đi học lớp 1, ví dụ như: có đồng phục đẹp, có thầy cô, bạn bè mới, được học đọc, học viết để có thể tự đọc những cuốn truyện con thích, … Tuyệt đối không nên mang các hình phạt hoặc thầy cô giáo ra để dọa nạt trẻ, khiến trẻ hình thành tâm lý sợ trường lớp.
Kỹ năng tự phục vụ như: tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo, tự sắp xếp sách vở vào ba lô, cất sách vở ở đúng ngăn, kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập trước khi ra về...;
Kỹ năng giao tiếp: kỹ năng kết bạn, trò chuyện với các bạn, thầy cô và mọi người xung quanh; biết chào hỏi, ứng xử phù hợp với từng mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, bố mẹ, anh chị em.
Kỹ năng thể hiện bản thân: biết mạnh dạn thể hiện quan điểm, suy nghĩ của bản thân, biết mạnh dạn giơ tay phát biểu hoặc tự tin trả lời các câu hỏi của thầy cô; biết nói ra nhu cầu của bản thân hay mong muốn khi cần sự hỗ trợ của cô giáo, bạn bè; ...
Tính kỷ luật: giúp trẻ sinh hoạt có nề nếp, giờ nào việc nấy vì trẻ phải hiểu được rằng ở nhà trường sẽ có quy tắc nhất định mà tất cả mọi người đều phải thực hiện, ví dụ như đến lớp đúng giờ, không đi lại trong lớp, không nói chuyện hay làm việc riêng trong giờ học, biết lắng nghe thầy cô, biết phân biệt giữa giờ giải lao, thư giãn và giờ học, …
Những kỹ năng này không phải ngày một ngày hai có thể có mà phải là sự rèn luyện của cả một quá trình. Chính vì vậy, để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 phụ huynh cần sớm có kế hoạch giúp trẻ hình thành các kỹ năng.
Phóng viên: Phụ huynh cần có sự đồng hành ra sao khi con chuẩn bị bước vào lớp 1?
TS. Lê Thị Quỳnh Nga: Trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 là thời gian đầy thách thức với trẻ. Bố mẹ chính là người quan trọng nhất trong việc đồng hành cùng con. Để đồng hành cùng con, bố mẹ cần chú ý:
Dành thời gian chuyện trò với con về những thay đổi khi chuyển sang bậc tiểu học, về những niềm vui khi đi học lớp 1, về những cảm xúc, kỉ niệm của bố mẹ ngày xưa khi bước chân vào lớp 1, … để con thấy háo hức, hứng thú đi học.
Hình thành cho con những thói quen, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện bản thân và ý thức kỉ luật như đã nói ở trên. Đây là một quá trình nên bố mẹ cần bình tĩnh, kiên trì, không cáu gắt với con, biết lắng nghe con, động viên con, khích lệ con;
Chuẩn bị góc học tập cho con, cùng con lựa chọn balo, đồ dùng học tập, bàn ghế, giá sách, đèn bàn … cùng con trang trí góc học tập yêu thích.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của con, tìm hiểu yêu cầu của chương trình lớp 1 để xác định những mục tiêu, những hoạt động phù hợp với con, không tạo áp lực, căng thẳng cho trẻ, đồng thời giúp phụ huynh có thể phối hợp cùng giáo viên, dạy con học ở nhà một cách khoa học, hiệu quả khi con vào lớp 1...
Phóng viên: Nhưng trong trường hợp khi con trẻ vào lớp 1 mà chưa đọc thông, viết thạo và có thể phụ huynh thường xuyên phải nhận sự than phiền của giáo viên, theo chị phụ huynh cũng cần có thái độ và ứng xử ra sao?
TS. Lê Thị Quỳnh Nga: Khi giáo viên than phiền về việc học của con ở trường. Phụ huynh đừng vội lo lắng, căng thẳng, mắng mỏ con, ép con học nhiều hơn, mà phụ huynh cần bình tĩnh, trao đổi với thầy cô. Phụ huynh cần trao đổi với thầy cô để biết được tình trạng học kém của con ở lớp là kém so với những bạn đã học trước chương trình, hay kém so với mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học.
Nếu con học kém so với các bạn đã học trước chương trình thì phụ huynh cần nói rõ với giáo viên rằng, trẻ vào lớp 1 để học đọc, học viết. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, việc trẻ không biết viết trước khi vào lớp 1 là điều đương nhiên. Đồng thời, phụ huynh nên gửi thông điệp rõ ràng đến giáo viên rằng gia đình không yêu cầu con phải học giỏi, chỉ cần hết lớp 1, con biết đọc, viết.
Nếu con học kém hơn so với mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học, gia đình sẵn sàng đồng hành cùng thầy cô để hỗ trợ con theo kịp chương trình. Đồng thời, phụ huynh cần hỏi cô giáo về mục đích, yêu cầu cần đạt, những quy định, phương pháp phù hợp để dạy thêm con ở nhà, thường xuyên trao đổi với giáo viên để biết được sự tiến bộ của con.
Tóm lại, dạy trẻ là cả một quá trình. Cha mẹ cần tôn trọng con, tôn trọng quá trình rèn luyện của con, đồng thời phối hợp chặt chẽ với giáo viên để giúp con phát triển đúng hướng.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn TS. Lê Thị Quỳnh Nga!
Nếu không thể du học ở đây, hãy chọn một ngôi trường đến từ đất nước Singapore để cảm nhận nền giáo dục hiện đại này. Trường Quốc tế PSB Việt Nam là một lựa chọn lí tưởng.
Đây là một trong những ngôi trường quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập và điều hành bởi Học viện PSB Singapore - 1 trong 3 học viện tư thục hàng đầu tại Singapore do Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore sáng lập,với hơn 53 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo Học Viện PSB Singapore tự hào cung cấp nguồn nhân lực trí thức hùng mạnh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của Singapore trong suốt nửa thế kỷ qua.
Đến với Trường Quốc tế PSB Việt Nam, sinh viên sẽ được tiếp cận với chương trình đào tạo quốc tế và phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại. Trường cung cấp các chương trình đào tạo quốc tế về Quản trị và Kinh doanh như: Quản trị Kinh doanh, Quản trị Kinh doanh (Marketing & Quản lý Bán hàng), Quản trị Du lịch và Khách sạn. Toàn bộ chương trình học tại Trường Quốc tế PSB Việt Nam được đào tạo bằng tiếng Anh, 100% giảng viên nước ngoài giảng dạy và hoàn toàn đồng nhất với chương trình đào tạo tại Học viện PSB Singapore.
Đặc biệt, chương trình đào tạo tại Trường Quốc tế PSB Việt Nam được thiết kế linh hoạt, giúp người học có thể linh động thời gian, rút ngắn khóa học, tiết kiệm chi phí. Nhà trường cung cấp lộ trình để sinh viên có thể hoàn tất chương trình cử nhân đại học trong vòng 3 năm với nhiều sự lựa chọn linh hoạt. Sinh viên có thể chọn học 1 - 2 năm tại Việt Nam, sau đó chuyển tiếp du học tại Singapore hoặc hơn 10 trường đối tác tại Anh, Úc và một số quốc gia khác. Hoàn tất năm thứ nhất, sinh viên sẽ nhận được bằng Diploma do Học viện PSB Singapore cấp. Hoàn tất năm thứ hai sinh viên sẽ nhận được Bằng Advanced Diploma do Học viện PSB Singapore cấp. Hoàn tất năm cuối cùng văn bằng cử nhân đại học sẽ do các trường đại học đối tác của Trường Quốc tế PSB Việt Nam cấp. Đây là lợi thế giúp sinh viên của trường có cơ hội trải nghiệm nền văn hóa và giáo dục đa quốc gia, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ và vững vàng trên con đường phát triển sự nghiệp.
Sau chặng đường hơn 14 năm xây dựng và phát triển, Trường Quốc tế PSB Việt Nam đã trở thành môi trường giáo dục năng động và hiện đại bậc nhất nước ta. Với 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng mọi nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của sinh viên. Giáo trình nguyên bản hỗ trợ cho sinh viên miễn phí, thiết bị nghe nhìn hiện đại, hệ thống truy cập wifi phủ sóng toàn trường, trung tâm học liệu và thư viện hiện đại với nhiều tài liệu, dữ liệu phong phú hỗ trợ tích cực cho việc tìm hiểu, tự học và tra cứu thông tin của sinh viên.
Các chương trình đào tạo của Trường Quốc tế PSB Việt Nam được các nhà tuyển dụng, các công ty đa quốc gia đánh giá chuyên nghiệp và mang tính ứng dụng thực tiễn cao. Sinh viên Trường Quốc tế PSB Việt Nam được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn cùng vốn tiếng Anh thành thạo, lưu loát. Song song đó, trong quá trình học, sinh viên PSB cũng được rèn luyện các kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Do đó, sinh viên sau khi ra trường có thể bắt đầu làm việc ngay mà không cần phải đào tạo lại. Đây là những ưu điểm nổi bật của các thế hệ sinh viên trưởng thành từ ngôi Trường Quốc tế PSB Việt Nam.
Để kỷ niệm 14 năm thành lập tại Việt Nam, Trường Quốc tế PSB Việt Nam sẽ giành tặng 20 suất giao lưu văn hóa và học tập tại Singapore, hỗ trợ phí thi IELTS và miễn lệ phí nộp đơn cho sinh viên đăng ký đợt khai giảng tháng 11-2017. Theo học tại Trường Quốc tế PSB Việt Nam sinh viên sẽ được tham gia miễn phí các lớp chuyên đề, kỹ năng mềm, thực tập tại các tập đoàn, công ty đa quốc gia…cùng nhiều phúc lợi khác.
Với mong muốn được đồng hành cùng quý phụ huynh và các em học sinh trên con đường hướng nghiệp có thêm sự lựa chọn phù hợp và chính xác; Giúp các bạn trẻ có cơ hội được tìm hiểu thực tế về môi trường giáo dục quốc tế tại Việt Nam; Và đem đến cho các em cơ hội học tập tốt nhất; Trường Quốc tế PSB Việt Nam sẽ tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế tại môi trường học tập quốc tế mang tên:
"HỌC THUẬT QUỐC TẾ, LỚP HỌC THỰC TẾ TẠI PSB"
Thời gian: từ 8g đến 12g ngày 24-9-2017
Nội dung chương trình: học sinh, sinh viên sẽ được tham gia trải nghiệm các lớp học mẫu với giảng viên nước ngoài (có phiên dịch) để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy đặc biệt tại Trường Quốc tế PSB Việt Nam:
+ Lớp học ngành Quản trị Kinh doanh & Marketing
+ Lớp học ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn
Địa điểm: Trường Quốc tế PSB Việt Nam
Số 144 - 146 - 148 Lê Lai, phường Bến Thành, Quận 1, Tp.HCM
Đăng ký: 028 3926 2233 - 0903 898 801
Email: [email protected]