Số 106, Phan Đình Phùng, Khóm 3, P7, TP. Trà Vinh. Phone/Zalo: 0862.826.123; 0988.64.1289
Số 106, Phan Đình Phùng, Khóm 3, P7, TP. Trà Vinh. Phone/Zalo: 0862.826.123; 0988.64.1289
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có hơn 1800 cổ phiếu được đăng ký niêm yết và giao dịch
"Việt Nam vẫn là thị trường phải ký quỹ 100% trước khi giao dịch, dẫn đến việc khó cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, tỷ lệ room nước ngoài cũng là 'rào cản' khá lớn. Cuối cùng, trong những năm vừa qua chưa có quá nhiều lựa chọn mới. Chúng ta nhìn trong rổ VN30 thực sự chưa có 'newidea' cho thị trường, dẫn đến dù có muốn phân bổ nhiều vào thị trường Việt Nam thì họ vẫn sẽ phải chờ.
Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất kỳ vọng, nếu như Việt Nam được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thì sẽ có khoảng 2 tỷ USD đổ vào thị trường".
Liên quan đến việc nâng hạng thị trường, ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chia sẻ.
"Nhiều doanh nghiệp lớn họ chưa lên thị trường bởi vì họ chưa thấy khối lượng nhà đầu tư có thể mua được phần vốn lớn của họ và họ không muốn việc sở hữu bị dàn trải. Vậy, một trong những biện pháp có thể hỗ trợ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp lớn muốn niêm yết hơn đó là giải pháp để cố gắng nâng hạng thị trường.
Và ở chiều ngược lại các nhà đầu tư nước ngoài họ chỉ mong muốn vào thị trường nếu họ nhìn thấy những doanh nghiệp lớn. Đấy là mối quan hệ hai chiều".
Nhằm tạo điều kiện cho việc niêm yết của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn, ông Bùi Hoàng Hải đã chỉ ra giải pháp đang được thực hiện thời gian qua.
"Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước có định hướng rõ ràng là hạn chế tối đa việc can thiệp bằng các biện pháp hành chính lên thị trường. Do vậy, sẽ không có chuyện dùng các biện pháp hành chính để ép các doanh nghiệp lên thị trường hay từ bỏ thị trường.
Hiện nay, IPO và niêm yết vẫn là hai quá trình tách biệt. Do vậy, một số doanh nghiệp IPO xong rồi nhưng khoảng thời gian giữa thời điểm họ mua cổ phiếu đến thời điểm được niêm yết có thể kéo dài, không có giao dịch, không có thanh khoản. Đây là rào cản rất lớn đối với các nhà đầu tư tài chính quốc tế. Thậm chí một số quỹ họ cấm tham gia vào nhóm cổ phiếu mà không được niêm yết. Để giải quyết câu chuyện này, UBCKNN đang rà soát lại quy định của Luật Chứng khoán cũng như Nghị định 155, để tích hợp hai quy trình IPO và niêm yết thành một quy trình. Do vậy sau khi chúng tôi sửa đổi quy trình này, việc niêm yết cũng gần như tiến hành ngay khi có IPO".
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có hơn 1800 cổ phiếu được đăng ký niêm yết và giao dịch; mức vốn hóa vào khoảng 70% của GDP (trên 300 tỷ USD), nằm trong top 35 các thị trường chứng khoán có vốn hóa lớn nhất trên thế giới; một trong những thị trường sôi động nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Thời gian tới, việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ niêm yết cho các doanh nghiệp và quyết tâm nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả nhiệm vụ là kênh huy động vốn quan trọng, đóng góp tích cực hơn cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Trong top10 thị trường hàng đầu đến VN 5 tháng qua, Nhật Bản là một trong 4 thị trường khách hàng đầu khu vực Đông Bắc Á. Đáng nói, Chính phủ Nhật cũng khuyến khích người dân đến Việt Nam.
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JTA) và Hiệp hội Du lịch Nhật Bản, Việt Nam thuộc top 24 điểm đến được lựa chọn cho Gói chính sách khuyến khích người dân Nhật Bản đi du lịch nước ngoài với.
Theo đó, 24 điểm đến nói trên gồm có: Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Canada, Mỹ, Hawaii, Guam, Mexico, Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp, Anh, Đức, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, và Australia.
Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng năm 2024 sẽ có khoảng 20 triệu lượt người Nhật đi du lịch nước ngoài, gần với mức trước đại dịch.
[Du lịch Hè: Bí kíp tiết kiệm và nhận diện các chiêu thức lừa đảo]
Sáng kiến này ra đời trong bối cảnh Tổng cục Du lịch Nhật Bản nhận thấy đây là thời điểm, cơ hội tốt để thúc đẩy người dân xứ sở Mặt Trời mọc xuất ngoại. Bởi nước này đã dỡ bỏ tất cả các hạn chế kiểm soát biên giới vào ngày 8/5, cũng như hạ cấp dịch bệnh COVID-19 xuống hạng 5 theo Luật Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm Nhật Bản, cùng cấp độ như cúm mùa.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trước khi có dịch COVID-19, Nhật Bản là một trong những thị trường khách du lịch lớn nhất thế giới với 18 triệu lượt khách du lịch nước ngoài mỗi năm. Trong đó, Việt Nam là một trong những điểm đến du lịch yêu thích của người Nhật với khoảng 1 triệu lượt khách/ năm.
Từ 2015-2019, số lượng du khách Nhật Bản sang Việt Nam tăng trưởng ổn định, trung bình 9,1%/ năm. Năm 2019, có 951.000 lượt khách Nhật Bản sang Việt Nam. Sau khi Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn các hoạt động du lịch quốc tế vào tháng 3/2022, Việt Nam đã đón được 174,7 nghìn lượt khách Nhật Bản trong năm 2022. Năm tháng đầu năm 2023, Việt Nam đón 204.000 lượt du khách Nhật.
Đáng nói, trong nhóm 10 thị trường hàng đầu đến Việt Nam trong 5 tháng qua, Nhật Bản là một trong 4 thị trường khách ở khu vực Đông Bắc Á có mức tăng trưởng cao như Hàn Quốc (hơn 1,3 triệu lượt), Trung Quốc (399.000 lượt), Đài Loan (252.000 lượt), Nhật Bản (204.000 lượt).
Du khách Nhật ưa chuộng các hình thức du lịch trải nghiệm văn hóa, di sản thế giới và nghỉ dưỡng. Các điểm du lịch Việt Nam thu hút thị trường khách này là: Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Huế-Đà Nẵng-Hội An, Nha Trang, Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh…/.