Gỗ Mdf Xuất Xứ

Gỗ Mdf Xuất Xứ

Hiện tại, Việt Nam đang cấp trên 20 mẫu C/O khác nhau, chi tiết các mẫu C/O này xem tại bài viết: Danh sách các mẫu C/O Việt Nam TẠI ĐÂY

Hiện tại, Việt Nam đang cấp trên 20 mẫu C/O khác nhau, chi tiết các mẫu C/O này xem tại bài viết: Danh sách các mẫu C/O Việt Nam TẠI ĐÂY

Quy tắc thành phần nước bảo trợ (Quy tắc thành phần nước cho hưởng).

Quy tắc cho phép sản phẩm (nguyên liệu, bộ phận và phụ tùng) sản xuất tại nước cho hưởng, nếu được cung cấp cho một nước hưởng ưu đãi và được sử dụng ở đó để gia công chế biến, thì sẽ được coi là sản phẩm có xuất xứ tại nước hưởng ưu đãi nhằm xác định xuất xứ của thành phẩm. Trên thế giới một số nước cho hưởng ưu đãi áp dụng quy tắc này. Ví dụ:

+ Nhật: Nhật yêu cầu chứng từ đặc biệt chứng minh theo quy tắc này. Ngoài giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A bình thường, Quy tắc đòi hỏi phải có chứng từ sau về nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật đó là Giấy chứng nhận nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật cấp bởi cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A.

+ New Zealand: New Zealand áp dụng quy tắc thành phần nước bảo trợ cho phép những sản phẩm (nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phẩn mà nước này sản xuất hoặc chế biến sẽ được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng. Do đó, trong trường hợp sản phẩm xuất khẩu bởi nước được hưởng sang Niudilan, nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần có xuất xứ tại Niudilân và được nhập khẩu từ Niudilan và được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khác sẽ được coi là xuất xứ tại nước được hưởng và không được tỉnh là vào thành phần nhập khẩu đối với tiêu chuẩn 50%.

+ Thụy Sĩ: Từ 01/7/1996, Thụy Sĩ đã áp dụng quy tắc thành phần nước bảo trợ. Theo quy tắc này, thành phần nhập khẩu có xuất xứ từ Thụy Sĩ trong sản phẩm được hưởng ưu đãi theo chế độ của Thụy Sĩ có thể được coi như là chúng được sản xuất chế biến toàn bộ tại nước được hưởng. Khi quy tắc thành phần nước bảo trợ được áp dụng, cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại nước được hưởng sẽ cấp giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A cuối cùng trên cơ sở giấy chứng nhận dịch chuyển EUR1, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Thụy Sĩ.

Xuất xứ cộng gộp cho phép sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu có xuất xứ từ một nước được hưởng ưu đãi để sản xuất tại một nước cũng được hưởng ưu đãi, không phải đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số HS (CTC) hoặc gia công, chế biến.

Nước xuất xứ của hàng hóa được hưởng ưu đãi theo quy tắc cộng gộp là nước tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng hóa đó sang nước có thỏa thuận cho hưởng ưu đãi thuế quan (cộng gộp ASEAN, ACFTA,…). Theo quy tắc cộng gộp nêu trên thì công đoạn gia công, chế | biến làm gia tăng giá trị phải được thực hiện tại nước được hưởng/nước thành viên thì mới được cộng gộp để tính hàm lượng tiêu chuẩn xuất xứ.

Để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định của nhiều nước như Úc, Canada, New Zealand, Nga và các nước Đông Âu coi tất cả các nước được hưởng như là một khu vực. Tất cả trị giá gia tăng và/hoặc quá trình gia công trong khu vực có thể được cộng gộp với nhau để thỏa mãn các quy định về xuất xứ đối với sản phẩm xuất khẩu sang một nước bất kỳ trong các nước cho hưởng nếu trên. Quy định này được gọi là quy tắc cộng gộp toàn bộ.

Quy định cộng gộp này cũng cho phép việc vận chuyển qua các nước thành viên khác của cùng một khối nước mà không vi phạm quy định về vận tải.

Nhật Bản áp dụng quy tắc cộng gộp toàn bộ theo vùng đối với các thành viên của khối ASEAN cho các sản phẩm xuất khẩu sang Nhật từ một nước thành viên của khối này. Các nước thành viên của ASEAN được xem như một thể chế trong xem xét để hưởng quy chế xuất xứ cộng gộp này theo đó nguyên vật liệu từ một nước thành viên bất kỳ sẽ được coi là “nguyên vật liệu của ASEAN” không kể đến xuất xứ của các nguyên phụ liệu trung gian được sử dụng sản xuất trong các nước thành viên khác của ASEAN.

Cũng theo quy tắc cộng gộp thì các nước được hưởng trong cùng một khối kinh tế khu vực muốn được áp dụng các quy định về xuất xứ cộng gộp phải thông báo trước cho nước cho hưởng có liên quan, tuyên bố những biện pháp sẽ được khối tiến hành để đảm bảo thực hiện các quy định về xuất xứ cộng gộp. Việc cho hưởng chế độ quy định về xuất xứ cộng gộp chỉ áp dụng sau khi thông báo được chấp thuận..

Chuyên cung cấp Ván MDF, Gỗ Ghép, PLYWOOD, Ván OKAL, MELAMINE, Chỉ Nhựa PVC...

Địa chỉ: 1751 Nguyễn Duy Trinh, Trường Thạnh, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh: 670 QL51, Ấp 2, Long An, Long Thành, Đồng Nai Hotline: 093 659 8385 - 034 568 5767  Email: [email protected]  Website: http://hoangsonlam.com/

Pallet gỗ - Pallet gỗ xuất khẩu

Khái niệm và sự cần thiết của việc xác định xuất xứ hàng hóa

Trong xu thế nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều nước tham gia vào khối liên kết thương mại đa phương ở cấp độ khu vực, châu lục và cả toàn cầu, đồng thời cũng tham gia thực hiện nhiều cam kết thương mại song phương theo đó việc các nước dỡ bỏ một phần hay toàn bộ hàng rào bảo hộ, dành cho nhau nhiều ưu đãi trong quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ngày càng phổ biến. Tuy nhiên để thực hiện được những quyền ưu đãi như vậy cần phải xác định được chính xác xuất xứ hàng hóa.

Điều 1, Hiệp định GATT 1994 đưa ra khái niệm “xuất xứ hàng hóa là “quốc tịch” của một hàng hóa”.

Phụ lục chuyên đề K của Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 đưa ra khái niệm “Nước xuất xứ của hàng hóa là nước tại đó hàng hóa được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại”.

Theo Luật thương mại Việt Nam năm 2005 (Khoản 14, Điều 3) thì “Xuất xứ hàng hóa được hiểu là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.

Như vậy xuất xứ hàng hóa chỉ là một khái niệm mang tính chất tương đối, bởi một hàng hóa không phải lúc nào cũng được tạo ra hoàn toàn ở một nước hay vùng, lãnh thổ mà có thể được tạo nên ở nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau. Do vậy việc xác định, thừa nhận quốc gia, vùng lãnh thổ nào là xuất xứ của hàng hóa là khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau.

Việc xác định xuất xứ hàng hóa ngày càng là một yêu cầu cần thiết trong các quan hệ thương mại giữa các quốc gia bởi chính sách thương mại của các quốc gia và các thỏa thuận thương mại khu vực cụ thể đôi lúc có sự phân biệt. Xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đặc biệt như trong các khu vực thương mại. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi. Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại và các xu hướng hoặc đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở các số liệu thương mại xuất bản đáng tin cậy, các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch, trong trường hợp hệ thống này tồn tại. Các hạn ngạch có thể được áp dụng vì nhiều lý do, từ mục đích bảo vệ thương mại đến các lý do bảo vệ môi trường. Quy tắc xuất xứ được sử dụng để đẩy mạnh hàng xuất khẩu từ những nước đã thiết lập một truyền thống tốt đẹp về những lĩnh vực cụ thể. Trong những trường hợp này, các quốc gia trở nên rất tích cực bảo vệ tên hiệu thương mại và chống lại việc làm giả tên hiệu này, sử dụng sai hoặc lợi dụng bởi các nước khác để tăng lượng bán hàng của họ. Các yêu cầu về ký hiệu, bản thân chúng là kết quả của việc áp dụng quy tắc xác định xuất xứ, được sử dụng vì những lý do môi trường. Một số trong số đó tăng cường các mục tiêu môi trường. Số khác hiện theo đuổi việc sử dụng và lạm dụng quy tắc xuất xứ nhằm mục đích chôn phế thải độc hại hoặc khai thác kiệt quệ và bằng cách đó làm tuyệt chủng các loài thực vật và động vật. Mặc dù là không hợp pháp và là một thực tiễn thương mại không công bằng, một số nước, khi cố tránh bị áp dụng hạn ngạch, đã sử dụng và lạm dụng quy tắc xuất xứ để đưa ồ ạt và bán phá giá hàng hóa tại thị trường các nước khác.

Hiện tại, trên thế giới đang có nhiều chế độ ưu đãi thuế quan của các quốc gia hoặc khối khu vực kinh tế. Để xác định xuất xứ hàng hóa nhằm áp dụng các chế độ này, một trong những cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa là giấy chứng nhận xuất xứ.

Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan vê xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

Tuỳ vào từng quốc gia, khối kinh tế khu vực hoặc chính sách thương mại cụ thể mà có nhiều loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khác nhau. Đồng thời các quốc gia cũng xây dựng các quy tắc xuất xứ để xác định quốc tế. xuất xứ quốc gia của một sản phẩm trong thương mại

Quy tắc xuất xứ là các điều khoản cụ thể được xây dựng theo các nguyên tắc luật pháp quốc gia hoặc các Hiệp định quốc tế để một nước áp dụng trong việc xác định xuất xứ hàng hóa. Hay nói cách khác, quy tắc xuất xứ là các quy định của hệ thống luật pháp quốc gia hoặc quốc tế đặt ra để xác định xuất xứ.

Căn cứ vào mục đích của các Qui tắc xuất xứ, có thể phân chia Qui tắc xuất xứ thành 02 loại:

Qui tắc xuất xứ ưu đãi là luật pháp, qui định, quyết định hành chính được một quốc gia áp dụng để xác định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ ưu đãi thuế quan trọng thương mại.

Chế độ ưu đãi thuế quan có thể là các thỏa thuận, Hiệp định song phương hoặc đa phương đề ra các ưu đãi về thuế quan hoặc chế độ ưu đãi thuế quan đơn phương. Các ưu đãi này tất nhiên không chỉ giới hạn trong các cam kết giữa các nền kinh tế thuộc phạm vi khu vực hay quốc tế mà có thể là các ưu đãi một chiều (không có thỏa thuận). Ví dụ như Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập chung (GSP) của các nước phát triển dành cho các nước đang và kém phát triển, theo đó một số nước phát triển dành những ưu đãi nhất định về thuế quan cho một số nước đang và kém phát triển khi hàng hóa của nước này thâm nhập vào thị trường nước dành cho ưu đãi. Để được hưởng các ưu đãi mà nước nhập khẩu dành cho mình, hàng hóa phải có xuất xứ từ nước được hưởng ưu đãi được xác định theo tiêu chí xuất xứ cụ thể do các nước cho hưởng ưu đãi đặt ra. Như vậy, Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.

Quy tắc xuất xứ ưu đãi sử dụng để xác định sản phẩm nhập khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi hay MFN, áp dụng trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, khu vực và không quy định trong WTO.

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi được định nghĩa là các luật, quy định và quyết định hành chính được các thành viên áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa.

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa không có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan, ưu đãi về phi thuế quan và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại. Một quốc gia có thể không có hoặc không sử dụng các Qui tắc xuất xứ ưu đãi nhưng vẫn phải có những qui tắc xuất xứ không ưu đãi nhất định. Do có nhiều qui tắc xuất xứ không ưu đãi đặt ra như vậy nên cần được hài hòa giữa các quốc gia trên thế giới để đạt được sự thống nhất chung trong cách xác định xuất xứ của hàng hóa nhằm các mục đích không phải ưu đãi thuế quan. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đưa vào nội dung Hài hòa qui tắc xuất xứ tại phần IV của Hiệp định về qui tắc xuất xứ với các nội dung cơ bản áp dụng đồng nhất cho tất cả các mục đích không phải ưu đãi thuế quan và phải thể hiện rõ nước xuất xứ của một hàng hóa là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng hàng hóa đó nếu có nhiều quốc gia cùng tham gia sản xuất hàng hóa. Quy tắc xuất xứ qui tắc xuất xứ cần phải khách quan, dễ hiểu và có thể dự đoán trước được, không được sử dụng qui tắc xuất xứ trực tiếp hoặc gián tiếp làm công cụ thực hiện mục tiêu thương mại cho dù chúng được gắn với những biện pháp hoặc công cụ đó. Bản thân qui tắc xuất xứ không được hạn chế, bóp méo hoặc làm rối loạn thương mại quốc tế. Qui tắc xuất xứ không được đặt ra yêu cầu quá chặt chẽ một cách không hợp lệ hoặc điều kiện không liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến để xác định nước xuất xứ. Tuy nhiên, có thể sử dụng yếu tố chi phí không liên quan trực tiếp đến sản xuất và gia công để xác định nước xuất xứ trong trường hợp áp dụng tiêu chí tỷ lệ phần trăm theo giá trị. Qui tắc xuất xứ phải được thực hiện một cách nhất quán, thống nhất, khách quan, hợp lý, đồng thời cũng phải mạch lạc và chặt chẽ. Bên cạnh đó, Qui tắc xuất xứ phải dựa trên tiêu chuẩn khẳng định. Tiêu chuẩn khẳng định có thể sử dụng để giải thích thêm tiêu chuẩn phủ định.