Con Nuôi Kim Tử Long

Con Nuôi Kim Tử Long

Theo hiệp ước giữa việt nam và hoa kỳ, việc nhận con nuôi từ việt nam sẽ có hiệu lực vào ngày 16/09/2014. Việc nhận con nuôi đặc biệt này được tiến hành thông qua một chương trình đặc biệt cho những trẻ em có nhu cầu đặc biệt như: Trẻ em từ 5 tuổi trở lên và trẻ em thuộc anh chị em của chương trình con nuôi đặc biệt.

Theo hiệp ước giữa việt nam và hoa kỳ, việc nhận con nuôi từ việt nam sẽ có hiệu lực vào ngày 16/09/2014. Việc nhận con nuôi đặc biệt này được tiến hành thông qua một chương trình đặc biệt cho những trẻ em có nhu cầu đặc biệt như: Trẻ em từ 5 tuổi trở lên và trẻ em thuộc anh chị em của chương trình con nuôi đặc biệt.

Đối tượng hưởng chế độ thai sản khi sinh con, nhận nuôi con nuôi

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:

(3) Lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ;

(4) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

(5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

(6) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

- NLĐ thuộc các trường hợp (2), (3), (4) nêu trên phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con/ nhận nuôi con nuôi. (7)

- NLĐ là lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. (8)

- NLĐ đủ điều kiện thuộc các trường hợp (7), (8) nêu trên khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Như vậy, người lao động thuộc các trường hợp nêu trên sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Cách tính thời gian 12 tháng trước khi sinh con:

- Thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con được xác định như sau:

- Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và:

+ Tháng đó có đóng BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

+ Tháng đó không BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Mức tiền được hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi

Trợ cấp một lần = 2 x mức lương cơ sở  (cho mỗi con)

Mức lương cơ sở được xác định là mức lương tại tháng sinh con, nhận nuôi con nuôi.

Năm 2023, mức lương cơ sở từ 1/1/2023 – 30/06/2023 là 1.490.000 đồng/tháng => Mức trợ cấp 1 lần (sinh con/ nhận con nuôi trong thời gian từ 1/1/2023 – 30/06/2023): 1.490.000 x 2 = 2.980.000 đồng

Mức lương cơ sở từ 01/07/2023 là 1.800.000 đồng/ tháng: Mức trợ cấp 1 lần (sinh con/ nhận con nuôi trong thời gian từ 1/07/2023 trở đi): 1.800.000 x 2 = 3.600.000 đồng

Trợ cấp thai sản = (Mbq6t x 100% x Số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi)

+ Mbq6t: Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

+ Mức lương cơ sở năm 2023 từ 1/1/2023 – 30/06/2023 là 1.490.000 đồng/tháng

+ Mức lương cơ sở năm 2023 từ 01/07/2023 là 1.800.000 đồng/ tháng

- Giấy khai sinh/ Chứng sinh bản sao công chứng

Chế độ được hưởng thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi

a) Trường hợp sinh con thông thường

Lao động nữ tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trong 12 tháng khi sinh con sinh con sẽ được

- Nghỉ trước và sau khi sinh 6 tháng trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng.

- Sinh đôi trở lên, tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

-   Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.

- Lao động nam đang đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng khi có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:

+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ 10 ngày làm việc trường hợp vợ sinh đôi. Từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm 03 ngày làm việc/ con;

+ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

- Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Lưu ý: Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

- Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm thai chết lưu.

- Lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà sau khi sinh con mà con bị chết, nếu đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, còn hưởng chế độ thai sản do con chết nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng. Cụ thể:

+ Con dưới 02 tháng tuổi bị chết: Mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;

+ Con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết: Mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng

- Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.

Trường hợp mẹ chết sau sinh thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo thời gian còn lại của mẹ. Nếu không nghỉ thì ngoài tiền lương còn được hưởng tiền chế độ cho thời gian còn lại của người mẹ.

+ Nếu cha nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của cha.

+ Nếu cha không nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của mẹ.

Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng của mẹ

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Mức bình quân tiền lương các tháng đóng BHXH của mẹ

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi

Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha

e, Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con hoặc con chết sau khi sinh con

Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con hoặc con chết sau khi sinh con khi có đủ điều kiện:

- Sau khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng;

- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày đi làm việc, lao động nữ còn được hưởng trợ cấp thai sản đến hết thời hạn theo quy định.

Hướng dẫn kê khai trên 01B-HSB

- Không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động đi làm lại

- 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ

Trên đây là chi tiết hướng dẫn về việc làm Hồ sơ - Chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi mà EFY Việt Nam muốn hướng dẫn tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với người lao động.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

Người dân làng Bún, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây có nghề bắt rắn từ hàng trăm năm nay. Đội quân bắt rắn ngày càng đông thêm, tốc độ truy lùng rắn cũng ngày càng gắt gao, quyết liệt. Đến những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước thì hầu như không còn rắn để bắt nữa nên người dân quê tôi chuyển sang nghề nuôi rắn.

Cả xã có khoảng 1.000 gia đình theo nghề này. Dân làng Bún chỉ nuôi một loại rắn duy nhất là hổ mang chúa. Rắn hổ mang chúa giống có giá từ 800.000 - 1.200.000 đồng/kg, còn giá rắn thành phẩm là 400.000 đồng/kg. Một con rắn giống nặng chừng 1kg, sau khi nuôi 6 tháng có lãi 1 triệu đồng.

Anh Trần Văn T. - một “cao thủ” buôn rắn giống kể chuyện: “Chúng em buôn rắn giống hổ mang chúa từ các tỉnh có rừng ở miền Nam và các tỉnh biên giới phía Bắc. Rắn hổ mang chúa là loại cấm săn bắt nên khi đem về quê phải luồn lách tránh cơ quan chức năng kiểm tra. Rắn có nguồn gốc ở phía Nam lớn nhanh hơn rắn ở phía Bắc nên giá đắt hơn. Sau năm 1995, rắn hổ mang chúa giống bắt đầu được chở về từ Campuchia và Lào. Rắn giống nhiều, mua bao nhiêu cũng có, chở bao nhiêu về cũng xong, vì cánh buôn chúng em đã “làm luật” rồi”.

Gia đình ông Hoàng Quang Cảnh nuôi rắn từ năm 1993. Hiện giờ trong vườn nhà ông có 70 chuồng rắn. Gia đình ông Cảnh là hộ nuôi rắn trung bình trong làng, nhiều gia đình nuôi tới 300 con mỗi vụ, những gia đình nghèo hơn thì chỉ nuôi từ 10 - 20 con. Qua hơn chục năm nuôi rắn, cuộc sống của người dân quê tôi đã khá lên rất nhiều.

Hổ mang chúa là loài rắn có nọc độc cực mạnh. Lượng nọc độc của một con rắn hổ mang chúa trưởng thành đủ để giết chết 500 con thỏ. Khi bầu nọc đầy là lúc rắn hung dữ nhất, nếu bị rắn mổ trong thời gian này tức là dính đòn rất nặng. Kể từ khi dấy lên phong trào nuôi rắn hổ mang chúa đến nay, làng tôi đã có 20 người bị rắn cắn chết và cả chục người bị cắn trọng thương.

Anh Nguyễn Văn T. vừa là người nuôi rắn vừa đi buôn rắn sang Trung Quốc, rất am hiểu về hổ mang chúa cũng bỏ mạng vì rắn. Còn chị Đặng Thị Ph. có lẽ là người đau đớn nhất vì rắn. Chuyện buồn của chị xảy ra đã mấy năm nhưng suốt đời chị không thể nào quên được.

Chị kể: “Năm ấy, nhà em nuôi rắn nhiều lắm, có lẽ đến 50 chuồng. Vườn nhà chật quá nên chồng em đặt ngay đầu giường hai lồng rắn. Một hôm giữa trưa hè con hổ mang chúa dài hơn 3m tuột lồng mổ trúng cháu bé 3 tuổi đang ngủ trên giường, khi phát hiện được thì con em đã chết”. Sau trận ấy, gia đình chị phải bỏ nghề.

Có người bị rắn cắn may mắn thoát chết thì phải chữa chạy mất 80 triệu đồng, hoặc thường thường cũng vài ba chục triệu đồng. Trong làng hiện có nhiều người bị cụt ngón chân ngón tay vì bị hoại tử do rắn cắn; có người sạt nghiệp vì bị rắn cắn, lại có người sạt nghiệp vì rắn chết hàng loạt.