Chuyện Tình Bảo Đại Và Nam Phương Hoàng Hậu

Chuyện Tình Bảo Đại Và Nam Phương Hoàng Hậu

Bảo tàng lịch sử Việt Nam xuất bản, 2009 - 231 Seiten

Bảo tàng lịch sử Việt Nam xuất bản, 2009 - 231 Seiten

"Bà trùm hoa hậu" Kim Dung lần đầu hé lộ chuyện tình với đạo diễn Hoàng Nhật Nam trong “The Khang Show.

Talkshow “The Khang Show” mở ra với địa danh Đà Nẵng – nơi khởi đầu chuyện tình đẹp của đạo diễn Hoàng Nhật Nam và “bà trùm hoa hậu” Kim Dung. Thời đó, Kim Dung được một trung tâm đào tạo kỹ năng mời về thỉnh giảng các khóa học ngắn hạn còn Nhật Nam là cán bộ của một trường đại học, được cử đi học tập nâng cao chuyên môn. Anh cho biết thấy ấn tượng vì cô giáo trẻ, duyên dáng, lại là một doanh nhân. “Cô giáo Dung ân cần, chia sẻ kinh nghiệm với tất cả học viên. Giờ giải lao, cô thường phân bổ thời gian để nói chuyện với từng người”, đạo diễn nói về lần đầu gặp bà xã nhiều năm trước.

Vợ chồng "bà trùm Hoa hậu" Kim Dung và đạo diễn Nhật Nam.

Về phía Kim Dung, chị ấn tượng Hoàng Nhật Nam là một trong số những học viên lớn tuổi. “Mấy người cũng muốn mời cô giáo đi ăn trưa, nhưng cô thường không nhận lời, chỉ đồng ý lời mời của ‘trò’ Nam thôi”, Kim Dung kể.

“Bà trùm hoa hậu” hóm hỉnh chia sẻ, chị là người “háo sắc” nên chú ý đến ngoại hình của Hoàng Nhật Nam. Thời đó, anh trông hiền lành, chỉn chu, đáng tin cậy.

Sau lần đi ăn riêng, cô giáo Kim Dung bị ốm và nghỉ dạy một buổi. Cả lớp thống nhất đến thăm cô, riêng Hoàng Nhật Nam “đánh lẻ”. “Buổi tối hôm đó, tôi đến thăm cô giáo với bó hoa và giỏ trái cây trên tay. Tôi nhìn thấy niềm vui, sự hân hoan trong mắt cô giáo”, đạo diễn cho biết. Tiếp đến, anh mua cháo và thuốc đến thăm Kim Dung và thể hiện sự chăm sóc thân tình.

“Bà trùm hoa hậu” tiết lộ, chị ấn tượng Hoàng Nhật Nam vì ngoại hình.

Mối quan hệ giữa cô và trò gần gũi hơn sau khi họ cùng xem chương trình chung kết hoa hậu. Cả hai đã có buổi nói chuyện vui vẻ, thoải mái cho đến khi rất muộn thì Hoàng Nhật Nam nhớ ra phải đưa Kim Dung về. Tiễn cô giáo đến cửa, đạo diễn bước ra tới cầu thang thì chợt nghĩ: “Tại sao mình phải về?”. Sau đó, Kim Dung mời Nhật Nam vào ngồi chơi nhưng anh từ chối, chỉ xin được ôm cô giáo một cái. Khoảnh khắc đó, anh run lẩy bẩy, cả hai không biết nói gì nhưng tình cảm của họ thì bắt đầu chớm nở.

Kết thúc khóa huấn luyện, Kim Dung phải trở về Sài Gòn. Hoàng Nhật Nam tiễn chị ra sân bay, cả hai đi ăn uống cùng nhau nhưng bị cuốn vào những câu chuyện nên trễ giờ. “Mọi chuyện diễn ra như một sự cố tình. Tôi đã ở lại thêm một ngày nữa, hôm sau mới về”, “bà trùm hoa hậu” kể.

Tình yêu dẫn lối cho đạo diễn Hoàng Nhật Nam mơ về ngày vào Sài Gòn lập nghiệp để được gần người thương. Nhưng anh còn trách nhiệm lo lắng cho gia đình, em gái nên nội tâm đã xảy ra một cuộc đấu tranh dữ dội. Sau cùng, sự kiên nhẫn, thuyết phục từ Kim Dung suốt một năm đã giúp anh vượt qua trở ngại, đưa ra quyết định.

Phạm Kim Dung cho rằng, Hoàng Nhật Nam là người tài năng, nếu tiếp tục ở Đà Nẵng làm cán bộ trường đại học thì sẽ ít cơ hội cho anh tỏa sáng. Về phía mình, Kim Dung cần sự bình yên trong tình yêu và cần một cộng sự đắc lực trong công việc. Chị nhìn thấy sự chân thành, cương trực, không “trót lưỡi đầu môi” từ Hoàng Nhật Nam nên quyết định chọn anh đi bên mình trong quãng đường sau này.

Những điều “bà trùm hoa hậu” mong mỏi ở một người yêu, người bạn đồng hành đã được đạo diễn Hoàng Nhật Nam biến thành hiện thực. Sau thời gian gắn bó, giúp đỡ nhau trong công việc, cả hai gắn kết một cách tự nhiên, hình thành nên một gia đình nhỏ. Tuy vậy, Kim Dung chưa nhận được lời cầu hôn từ chồng, dù cả hai chung sống thời gian dài và có 2 người con chung.

Cặp đôi đã có 2 con chung nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới.

Giải thích về lý do chưa cho vợ một đám cưới, Hoàng Nhật Nam bày tỏ, anh và bà xã đã tổ chức lễ gia tiên ấm cúng trước sự chứng kiến của người thân trong gia đình. Bản thân anh mong muốn sự chỉn chu, cầu kỳ nên cần rất nhiều thời gian chuẩn bị cho một sự kiện trọng đại như là đám cưới.

Cuộc sống hôn nhân với Kim Dung, theo Hoàng Nhật Nam, là sự kết nối chặt chẽ và toàn diện giữa hai con người. Họ không chỉ bên nhau trong những khoảnh khắc riêng tư mà gắn kết khi làm việc, gặp gỡ đối tác…Dù vậy, “bà trùm hoa hậu” không thấy nhàm chán. Chị hạnh phúc với sự hiện diện của chồng trong mọi khía cạnh cuộc sống của mình.

Là một doanh nhân thành đạt, sau khi kết hôn với Hoàng Nhật Nam, Kim Dung tin rằng gia đình là tài sạn lớn nhất của phụ nữ. Vì thế, dù bận rộn, chị lên thời khóa biểu chỉn chu để dành tối đa thời gian bên chồng con, nhưng vẫn giải quyết được công việc. Chị và chồng tuân thủ thời khóa biểu này, mỗi người một việc để hỗ trợ nhau. Sau một ngày, họ trở về bên tổ ấm nhỏ với những đứa con để cùng nhau tận hưởng bữa cơm gia đình ấm cúng.

Dù công việc bận rộn nhưng "bà trùm hoa hậu" vẫn dành thời gian cho chồng con.

Sự ra đời của những đứa con cũng đóng vai trò kéo gần hai vợ chồng sau những xích mích. Kim Dung kể, mỗi khi chị và chồng hờn giận, các nhóc tì sẽ làm mọi cách đưa họ đến ngồi vào bữa cơm tối. Không khí ấm cúng, thân mật khi cả nhà cùng nhau ăn uống, trò chuyện sẽ xóa tan những khúc mắc, hâm nóng mối quan hệ sau một cuộc “chiến tranh lạnh”.

Hoàng Nhật Nam cũng nể tài quán xuyến gia đình của Kim Dung. Anh khen vợ nấu ăn ngon, có thể sắp xếp, bày biện và chăm con rất khéo léo. Nghe chồng khen ngợi, “bà trùm hoa hậu” xúc động. Chị cho biết ở nhà hay ở công ty, hai vợ chồng đều thể hiện sự thoải mái, hiếm khi dành cho nhau những lời “sến” thế này.

Nói về công ty chuyên đào tạo Hoa hậu, Kim Dung trân trọng như đó là thành quả vợ chồng chị cùng vun vén, chăm chút thời gian qua. Chị hài lòng với những gì công ty đạt được, tự hào về những lứa hoa hậu do chị đào tạo đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả.

Nhan sắc trẻ đẹp của "bà trùm hoa hậu" Kim Dung.

“Trong cả trăm ngàn cô gái, mình phải xem từng hồ sơ, kiểm tra cái nào là thật - giả; trong những trái tim đó, trái tim nào chân thành, những trái tim nào chưa được tôi luyện để chân thành như thế. Với hết thảy số đó, cô nào sẽ bền vững, đủ trí - thể - mỹ để đi con đường dài với mình, cùng tạo nên những câu chuyện truyền cảm hứng…”, chị nói.

Kim Dung tin rằng, đấu trường nhan sắc là sân chơi giúp các thí sinh rèn luyện bản thân về mọi mặt. Mỗi cô gái muốn khẳng định mình ở lĩnh vực này, phải hoàn thiện bản thân ở tất cả những mặt khác như trau dồi ngoại ngữ, cách giao tiếp, ứng xử… Việc tạo ra nhiều cuộc thi sắc đẹp cũng giúp những cô gái trẻ nuôi dưỡng ước mơ, không ngừng học hỏi để trở thành mình ở phiên bản tốt hơn.

Chưa hết, “bà trùm hoa hậu” tin rằng, các nhan sắc Việt ngày càng thăng hạng có thể chinh chiến ở các cuộc thi quốc tế. Từ đó, họ quảng cáo văn hóa, tinh thần Việt Nam đến với bạn bè năm châu.

Bà Phạm Kim Dung dành nhiều tâm huyết cho công ty chuyên đào tạo Hoa hậu.

Trước những tâm huyết vợ chồng đạo diễn Hoàng Nhật Nam - Phạm Kim Dung dành cho các cuộc thi hoa hậu, host Nguyên Khang đặt câu hỏi về lợi nhuận từ ngành “kinh doanh sắc đẹp”.

Phạm Kim Dung bày tỏ, chị không thu lời từ chính cuộc thi như kêu gọi tài trợ, bán quảng cáo… hay việc quản lý, đồng hành cùng các người đẹp sau cuộc thi. Hầu hết doanh thu của công ty, theo Kim Dung, đến từ các event.

Về phía Hoàng Nhật Nam, anh đạo diễn các cuộc thi lớn nhỏ nhưng tài khoản không bao giờ có dư bởi nhiêu đó chỉ đủ dùng cho việc mua tã, bỉm…

“The Khang Show” do host Nguyên Khang thực hiện lên sóng hàng tuần lúc 21h thứ Bảy. Chương trình với những câu chuyện lần đầu kể về cuộc sống, sự nghiệp của dàn nghệ sĩ nổi tiếng thu hút sự quan tâm từ độc giả.

Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]

Căn nhà rộng hơn 650m2 của cô tại quận 7 vừa được trang trí Giáng sinh vô cùng hoành tráng.

Lịch sử dân tộc ta là lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh khắc phục, chế ngự, cải tạo tự nhiên, xã hội, anh dũng chống các thế lực xâm lược, đô hộ... để xây dựng, bảo vệ cuộc sống của mình, giải phóng dân tộc và giữ nước.

Đó là lịch sử mà các thế hệ con người Việt Nam đã không ngừng phát triển và sáng tạo những phương cách giữ nước, xây dựng quân đội, chống giặc ngoại xâm. Những tư tưởng “cử quốc nghênh địch”, “lấy ít địch nhiều”, “ngụ binh ngư nông”, “bách tính giai binh”... của ông cha ta đã hàm chứa trong đó những tư tưởng cơ bản về hậu phương quân đội; về mối quan hệ giữa quân đội và hậu phương quân đội; về vai trò quan trọng của hậu phương quân đội trong việc nuôi dưỡng và bảo đảm cho quân đội trưởng thành và chiến đấu chống giặc ngoại xâm; về những nội dung xây dựng hậu phương quân đội. Đó là nghệ thuật quân sự độc đáo, là một giá trị văn hóa giữ nước đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Quá trình lãnh đạo chiến tranh cách mạng, tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ xây dựng hậu phương, trong đó có hậu phương quân đội, coi đó là một nhân tố quyết định đến thành bại của sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân. Việc xây dựng các căn cứ du kích, căn cứ địa cách mạng; xây dựng hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược; xây dựng hậu phương tại chỗ của từng vùng miền; xây dựng khu vực phòng thủ... thực sự là nhân tố quan trọng làm nên chiến thắng của quân dân ta trong các cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc. Điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với việc xây dựng hậu phương và hậu phương quân đội, nhằm đáp ứng nhu cầu cách mạng, chiến tranh và xây dựng quân đội.

Thực tiễn sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, việc xây dựng hậu phương quân đội được Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, đạt kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra thì kết quả đó còn khiêm tốn. Lý luận và thực tiễn xây dựng hậu phương quân đội còn bộc lộ sự lúng túng trong việc xác định nội hàm và phạm vi, cũng như những quan điểm, giải pháp tổ chức thực hiện xây dựng hậu phương quân đội.

Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có sự phát triển mới. Nhiều vấn đề cơ bản về quân sự, quốc phòng, về chiến tranh và quân đội đã và đang có sự biến đổi sâu sắc, đặc biệt đối với nước ta trước yêu cầu đánh thắng chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao; bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, chủ quyền biển, đảo.

Theo đó, vấn đề hậu phương nói chung, hậu phương quân đội nói riêng cũng có sự biến đổi theo. Phải sớm hoàn thiện tư duy mới về hậu phương quân đội và xây dựng hậu phương quân đội phù hợp với điều kiện hậu phương và tiền tuyến mở rộng hơn và đan xen nhau; việc phân biệt tiền tuyến và hậu phương trở nên không rõ ràng như trước; vai trò của hậu phương quân đội càng trở nên quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội. Hậu phương quân đội và xây dựng hậu phương quân đội phải được nhìn nhận, xem xét trên một nền tảng tư duy chiến lược, khoa học, đổi mới và mang tính tổng hợp, toàn diện về công cuộc giữ nước, xây dựng quân đội trong bối cảnh lịch sử mới.

V.I. Lênin nhấn mạnh: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc. Một quân đội giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng, cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầy đủ”1.

J. Xtalin cho rằng: “Một quân đội không có hậu phương vững chắc thì quân đội ấy là cái gì? Chẳng là cái gì cả. Những đội quân lớn nhất, được trang bị tốt nhất, đều đã bị tan rã và biến thành tro bụi, vì không có hậu phương vững chắc, không có sự đồng tình và ủng hộ của hậu phương, của nhân dân lao động”2; “Không có một đội quân nào trên thế giới không có hậu phương vững chắc mà lại có thể chiến thắng được”3.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của hậu phương đối với quân đội không chỉ là vật chất, mà điều rất quan trọng là tinh thần, là điểm tựa, chỗ dựa tinh thần cho quân đội, trực tiếp và quyết định làm nên nhân tố “rốt cuộc” thắng lợi trong chiến tranh - tinh thần của người lính trên chiến trường.

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định mối quan hệ giữa quân đội và hậu phương là mối quan hệ mật thiết. Thực chất mối quan hệ giữa quân đội và hậu phương là nội dung cốt lõi của mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến; là biểu hiện mối quan hệ giữa kinh tế và chiến tranh, sự phụ thuộc của quân đội vào điều kiện và trình độ sản xuất, kinh tế đất nước.

Để xây dựng hậu phương, thì tất cả mọi người và tất cả các cơ quan ở hậu phương cần phải làm việc cho “ăn khớp như bộ máy đồng hồ tốt”. Phải xây dựng, củng cố hậu phương về mọi mặt: Chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục và tư tưởng. Xây dựng hậu phương không những nhằm đáp ứng nhu cầu của tiền tuyến trong chiến tranh, mà điều quan trọng là đáp ứng mọi nhu cầu của quân đội với tư cách là lực lượng trực tiếp chiến đấu ở chiến trường, lực lượng nòng cốt trong chiến tranh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, phải “Xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện”. Về chính trị, tư tưởng thì: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”4, “phải xây dựng hậu phương vững mạnh về chính trị, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật”; phải kết hợp chặt chẽ  hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hậu phương, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hậu phương là vùng tương đối rộng và hoàn chỉnh, ổn định và vững chắc về nhiều mặt. Ở đó, chúng ta có thể triển khai xây dựng toàn diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa... với quy mô ngày càng lớn nhằm đáp ứng được nhu cầu của chiến tranh, nhất là chiến tranh chính quy. Trong quá trình phát triển khi đã có hậu phương rộng lớn chúng ta không coi nhẹ việc tiếp tục củng cố xây dựng cơ sở chính trị, tiếp tục phát triển khu du kích. Phải khai thác chiến lược của chiến tranh nhân dân, khai thác mọi tiềm lực của nhân dân.

Trong tình hình mới, cần phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về hậu phương, xây dựng hậu phương một cách sáng tạo, linh hoạt vào thực tiễn xây dựng hậu phương quân đội. Việc xây dựng hậu phương quân đội không chỉ là sự kế thừa những kinh nghiệm trước kia, mà cần được phát triển, mở rộng nội hàm và phạm vi không gian của nó, đồng thời gắn bó chặt chẽ với tư tưởng về xây dựng và tác chiến khu vực phòng thủ trong thế trận chung của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một là, xác định chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, phương thức, cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành xây dựng hậu phương quân đội. Đây là hình thức, biện pháp cơ bản, đòi hỏi phải xác định và thực hiện tốt cơ chế vận hành trong xây dựng hậu phương quân đội, luật hóa việc xây dựng hậu phương quân đội. Thực hiện đầy đủ, đồng bộ chính sách, cơ chế; có chế tài bảo đảm và huy động kinh phí, vật chất, kỹ thuật, tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng hậu phương quân đội.

Hai là, giáo dục, tuyên truyền, động viên, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, các lực lượng đối với nhiệm vụ xây dựng hậu phương quân đội trong tình hình mới.

Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với củng cố quốc phòng, an ninh và phát triển văn hóa, tăng cường xây dựng, tích lũy các nguồn lực, tiềm lực của hậu phương quân đội.

Bốn là, đẩy mạnh công tác quân sự, quốc phòng ở địa phương, bộ, ngành; tăng cường xây dựng khu vực phòng thủ địa phương để xây dựng hậu phương quân đội.

Năm là, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách xã hội; tổ chức thực hiện các phong trào xã hội sâu rộng, đẩy mạnh “xã hội hóa” xây dựng hậu phương quân đội.

Sáu là, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, các cấp, các ngành, tất cả các lĩnh vực ở trong nước và ngoài nước vào xây dựng hậu phương quân đội. Chú ý tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng hậu phương quân đội.

1. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 27, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr. 88.

2. J. Xtalin, Toàn tập, tập 11, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1965, tr.33-34.

3. J. Xtalin, Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.177.

4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.164

NGUYỄN THỊ HẰNG – Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, Học viện Chính trị

Hòa chung không khí đó, chúng ta cùng nhau nhìn lại chân dung Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - liệt sĩ Hoàng Minh Đạo - người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhà tình báo ấy có thật nhiều tên gọi. Đào Phúc Lộc (quê Móng Cái, Quảng Ninh) - tên húy do cha mẹ đặt lúc chào đời. Đồng đội gọi ông là Hoàng Minh Đạo, Năm Thu, Năm Đạo, Năm Đời, "ông Bộ Đời", Ba Bắc… Mỗi cái tên là một ý nghĩa, nhưng tất cả đều toát lên tài năng thao lược và đức độ của một nhà tình báo Anh hùng với những chiến công oanh liệt đã trở thành huyền thoại.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Hoàng Minh Đạo nhận được lệnh về Hà Nội. Sau khi Phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu được thành lập (25/10/1945), Hoàng Minh Đạo được phân công giữ chức Trưởng phòng Quân ủy Hội (tiền thân ngành Tình báo quân sự Việt Nam), nhiệm vụ nắm bắt tình hình quân Pháp, Nhật, Tưởng và bọn Việt quốc, Việt cách thân Tưởng. Với một nhóm cán bộ ít ỏi, cùng phương tiện liên lạc thô sơ, nhưng ông đã chủ động, chỉ đạo tổ chức mạng lưới tình báo rộng khắp từ nhà hàng, khách sạn, rạp hát, bưu điện đến cả "cài cắm người" trong các cơ quan của người Pháp, Hoa để sớm biết được âm mưu, ý đồ của địch, nhằm giúp cách mạng tìm cách đối phó.

Đào Phúc Lộc có công lớn về hoạt động tình báo trong những ngày đầu Toàn quốc Kháng chiến (năm 1946). Chính ông đã chỉ đạo đội quyết tử tấn công sân bay Gia Lâm, phá hủy hai máy bay giặc trong đêm 19/12/1946 làm cho quân đội Pháp choáng váng, chấn động dư luận trong và ngoài nước.

Chỉ sau hai năm (1945 - 1947), Đào Phúc Lộc đã nắm được các cơ sở tình báo quân đội ở miền Bắc và các khu IV, V, VI, cùng phối hợp với lực lượng Công an sử dụng nguồn tin do quần chúng cung cấp hằng ngày để gửi cấp trên. Phòng Tình báo Bộ Tổng tham mưu do ông chỉ đạo đã có mạng lưới đặt tại 23 tỉnh, thành thuộc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đến Thừa Thiên.

Đầu năm 1948, Hoàng Minh Đạo (bí danh Năm Thu) nhận được lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào Nam với nhiệm vụ là Đặc phái viên của Bộ Tổng tham mưu đi kiểm tra tình hình công tác phản gián, tình báo, quân báo từ khu IV đến Nam Bộ, nhằm kiện toàn tổ chức ngành Tình báo từ Trung ương đến địa phương và ngược lại để Cục có điều kiện chỉ đạo Tình báo toàn quốc. Hoàng Minh Đạo đích thân mở thêm nhiều lớp tập huấn, khóa đào tạo để tăng cường nguồn cán bộ cho ngành Tình báo quân sự của ta trong tình hình mới tại các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phan Thiết, Bình Thuận, hay Hậu Mỹ - Mỹ Tho giáp ranh Đồng Tháp và Tiền Giang.

Việc đào tạo có cả sự tham gia giảng dạy của sĩ quan tình báo người Nhật do du kích của ta bắt được và cảm hóa, với nội dung thiết thực như: tổ chức hoạt động nội thành, xây dựng mạng lưới cơ sở, nghiệp vụ an toàn, hệ thống giao liên, thành lập đường dây liên lạc, nghiên cứu địch tình, cài người vào tổ chức của địch...

Đặc biệt, trong những năm đầu chống Mỹ - ngụy, ông đã trở thành nhân vật nòng cốt sáng lập ra Ban địch tình Xứ ủy và tổ chức binh vận vào những thời điểm cam go ác liệt nhất, từ chiến dịch tố Cộng - diệt Cộng của chính quyền Ngô Đình Diệm đến cao trào của quân đội Mỹ và chư hầu tham chiến tại miền Nam Việt Nam. Trên cả hai trận tuyến thầm lặng này, ông luôn tỏ ra là một nhà tình báo sắc sảo với tầm nhìn chiến lược, sáng tạo và đầy tài năng, ông đã đúc kết nhiều kinh nghiệm và tổng kết thực tiễn để trở thành cơ sở lý luận định hướng phát triển cho ngành Tình báo của ta sau này, góp phần thiết thực vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân tộc.

Bản thân Hoàng Minh Đạo cũng như nhiều cán bộ chỉ huy quân sự của ta chưa từng được qua các trường đào tạo về quân sự, đặc biệt là hoạt động tình báo, nhưng nhờ trí thông minh, lòng yêu nước, ham học hỏi và qua thực tế chiến đấu, ông đã tự đào tạo mình thành một nhà tình báo xuất sắc và chính ông cũng xây dựng, đào tạo rất nhiều chiến sĩ tình báo của ta góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.

Đầu năm 1950, trong hàng ngũ cách mạng có 34 đồng chí cán bộ gồm tỉnh ủy viên, huyện ủy viên, và cả những người vừa mới vượt ngục trở về, bị Phân Liên khu miền Đông nghi "hoạt động hai mang". Mọi bằng chứng dường như đã rõ ràng, Bộ Tư lệnh yêu cầu xử ngay. Nhưng nhờ linh cảm đặc biệt của mình, Hoàng Minh Đạo đã không tin 34 đồng chí của mình là gián điệp. Bởi đây là sự việc cực kỳ hệ trọng nếu không nói là "tày đình". Sau nhiều đêm suy nghĩ, Hoàng Minh Đạo quyết định báo cáo với Bộ Tư lệnh được chịu trách nhiệm về vụ án này và xin gia hạn thêm thời gian để điều tra, xác minh lại từ đầu, tránh hàm oan cho các đồng chí mình.

Để làm rõ vụ án, Hoàng Minh Đạo giao cho Đinh Văn Ninh (tức Sáu Ninh) người rất tin cậy, trực tiếp điều tra từng hồ sơ, thẩm vấn và minh xét từng người trong điều kiện giặc ruồng bố liên miên, cuối cùng Sáu Ninh đã có bản kết luận điều tra. Hoàng Minh Đạo đã không kìm nén được sự xúc động và nói với Sáu Ninh: "Cậu đã làm được điều mình suy nghĩ và mong đợi. Các anh em đồng chí của mình không có ai làm gián điệp tay sai cho giặc cả, mà chỉ là do hiểu lầm", sau đó 34 người được trắng án.

"Buổi lễ tuyên bố trả lại tự do cho 34 đồng chí, mọi người ôm nhau khóc, họ nói không có anh Năm Thu, anh Sáu Ninh, chúng tôi đã ra pháp trường với tội danh phản bội Tổ quốc, các anh đã sinh ra chúng tôi lần thứ hai" (Hồi ức của Sáu Ninh- nguyên Trưởng ban Quân báo khu 8 thời chống Pháp).

Là một nhà tình báo rất can trường và dũng cảm. Tuy nhiên khi nói về gia đình, ông luôn xúc động, yếu mềm. Ngay cái tên hoạt động tình báo Hoàng Minh Đạo cũng xuất phát từ tên Hoàng Minh Phụng - người vợ thân yêu của ông. Rồi trong đêm định mệnh của mình, ông Hoàng Minh Đạo cũng mang theo bức thư con gái gửi chưa kịp đọc hòa vào dòng sông Vàm Cỏ.

Câu chuyện được ông Ba Bê (nguyên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh) kể lại về ước mơ bình dị của Hoàng Minh Đạo là "Mình ao ước sao cho ngày chiến thắng đến nhanh, để số anh em này quay về quê hương, sớm gặp lại gia đình. Cũng như mình được gặp lại các con của mình". Ông còn đập đập tay vào ba lô rồi nói: "Tớ vừa nhận thư con gái do giao liên chuyển mà chưa kịp đọc trước khi lên đường".

Sau này để tìm hiểu sâu về cuộc đời cách mạng và sự hy sinh của người cha trong 40 năm, bà Minh Vân (con gái ông Hoàng Minh Đạo) lần lượt gặp hơn 400 đồng đội, bạn bè cũ của ông để nghe, ghi chép, chia sẻ. Đó là những cộng sự từng đồng hành cùng ông trải qua nhiều lĩnh vực: quân báo, tình báo, địch tình, binh vận và biệt động.

Bà Minh Vân đã đọc hàng nghìn trang tài liệu gồm thư từ, báo chí, các cuốn hồi kí cách mạng của ta và còn đến tận nước Mỹ xa xôi, lục tìm tư liệu tại Trung tâm Vietnam Archive của Đại học Texas Tech. Bà cũng từng gặp Wendell Medlin (cựu binh Hải quân tham chiến ở Vàm Cỏ Đông từ năm 1969 - 1970). Wendell Medlin là người rất cứng rắn nhưng khi gặp bà, ông cũng không kìm nén được sự xúc động. Wendell Medlin hỏi: "Bà có ghét tôi không?".

Bà hiền từ đáp: "Không, tôi đi tìm lịch sử của cha tôi chứ tôi không hằn thù người Mỹ". Wendell nói: "Điều tôi muốn chia sẻ là cha bà đã chiến đấu vì một mục tiêu cao cả, còn chúng tôi chiến đấu, bắn giết chỉ để sống sót trở về". Wendell Medlin run rẩy không nói được nữa.

Cho đến tận tháng 4 năm 2010, sau bao năm chờ đợi, bà đã tìm thấy tài liệu hải trình của quân đội Mỹ xác nhận những thông tin về trận chiến cuối cùng của cha mình và đồng đội trên sông Vàm Cỏ. Trong tài liệu này ghi rõ lực lượng tuần tra trên sông (PBR) thuộc Sư đoàn hải quân RIVDIV 552 Mỹ đã phục kích tại một địa điểm mà Việt Cộng hay qua lại trên sông Vàm Cỏ. Khi phát hiện tàu Việt Cộng, chúng đã nã đạn và cũng bị bắn trả rất quyết liệt. Chỉ đến khi có viện binh gồm pháo, các lực lượng hải quân trực thăng Seawolf, Black Ponies, lính lục quân và lực lượng không quân chiến lược TACAIR cùng đến hỗ trợ, các lực lượng tuần tra quân đội Mỹ mới hạ được Việt Cộng.

Mặc dù cuộc chiến không cân sức, nhưng ông Hoàng Minh Đạo đã cùng đồng đội của mình chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và hy sinh anh dũng trên dòng sông Vàm Cỏ Đông. Năm 1975, đất nước thống nhất, cả dân tộc ca khúc khải hoàn nhưng ông không còn trên cõi đời để gặp lại những người thân trong gia đình, mơ về ngày sum họp và đoàn tụ…

Tổ quốc nhớ ơn nhà tình báo huyền thoại

Ghi nhớ công lao của liệt sĩ Đào Phúc Lộc (Hoàng Minh Đạo), Đảng và Nhà nước đã truy tặng ông danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Hồ Chí Minh. Đây là phần thưởng cao quý nhất nhằm vinh danh tên tuổi vị "Thủ trưởng đầu tiên" của ngành Tình báo QĐND Việt Nam.

Ngoài ra, tên của ông còn được đặt làm tên đường, tên trường ở TP Móng Cái (Quảng Ninh), TP Hồ Chí Minh và dựng thành phim "Con đường sáng" để ghi nhớ công ơn của nhà tình báo huyền thoại.

Một điều vô cùng tự hào, đó là ngày 22/12/2017, thầy và trò Trường Tiểu học Hoàng Minh Đạo (thuộc quận 8 - TP Hồ Chí Minh) sẽ vinh dự được đón nhận bức tượng chân dung nhà tình báo chiến lược Hoàng Minh Đạo. Bức tượng được đặt trong khuôn viên nhà trường nhằm khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi học sinh và thể hiện tấm lòng, sự tri ân của thế hệ trẻ hôm nay đối với người anh hùng huyền thoại đã hy sinh cả cuộc đời mình cho độc lập dân tộc.

Ông Hoàng Minh Đạo - đúng như tên cách mạng với ý nghĩa "con đường sáng", con đường mà ông lựa chọn đã góp phần xua tan bóng tối của giặc ngoại xâm, thắp sáng lên niềm hy vọng trong mỗi chúng ta cùng sự quyết tâm, đồng lòng bảo vệ Tổ quốc.

Kết luận của buổi tiếp doanh nghiệp sau đó đã chỉ rõ: “Giao UBND TP.Hội An chịu trách nhiệm làm việc với Công ty CP kỹ thuật Nhân Thịnh rà soát hồ sơ liên quan đến xây dựng Trường Mẫu giao Tân An, có văn bản trả lời cụ thể với những vướng mắc của Nhân Thịnh, báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo trước ngày 30/8/2021”. Thế nhưng, gần 3 năm qua, sự việc vẫn không có hướng giải quyết cho đến tận bây giờ.

Tiếp doanh nghiệp định kỳ hàng tháng là “sáng kiến”cải thiện môi trường đầu tư của địa phương trong 10 năm qua. Thông qua các cuộc tiếp xúc này, lãnh đạo tỉnh đã biết nhiều hơn những nỗi khổ của doanh nghiệp âm thầm chịu trận từ sự tắc trách, quan liêu, vô cảm của các cơ quan công quyền và địa phương.

Nhiều doanh nghiệp đã được “cứu”, doanh nghiệp có thêm niềm tin vào chính quyền, khi những “tiếng kêu” đã có người phản hồi nhanh chóng!

Tuy nhiên, không phải kiến nghị nào của doanh nghiệp cũng được xử lý thỏa đáng. Khá nhiều doanh nghiệp phải đăng ký gặp gỡ rất nhiều lần, nhưng vẫn chưa có được kết quả cuối cùng.

Kết thúc mỗi phiên họp đều có kết luận của lãnh đạo tỉnh, giao cho các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực thi việc xử lý, giải quyết, nhưng một số kết luận chưa được các cơ quan thừa hành thực hiện. Không có một con số thống kê cụ thể về chuyện giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp đến đâu, như thế nào.

Trong 10 năm qua, khá nhiều cuộc tiếp xúc doanh nghiệp đã phải bị hủy bỏ vì không có doanh nghiệp nào đăng ký tham gia. Trên thực tế, chưa có khảo sát để biết doanh nghiệp không còn gặp khó, có quá nhiều kênh tương tác hay “bất tín nhiệm” trước các giải quyết của chính quyền... đã khiến họ ngày càng ít “tha thiết, mặn mà” với những cuộc tiếp xúc định kỳ?

Thành công của những cuộc tiếp xúc định kỳ sẽ phải được đo đếm, định lượng bằng chuyện giải quyết, đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp hay không, chứ không thể chỉ dừng lại ở những kết luận rồi không ai giải quyết.

Những giải quyết không rốt ráo, chưa tác động đến doanh nghiệp bằng sự minh bạch trên thực tế thì nguy cơ dẫn đến sự “xói mòn” niềm tin vào hiệu lực chính quyền, cơ quan quản lý, sẽ dẫn đến một môi trường đầu tư lập lờ và những cuộc đối thoại, kiểm tra, khảo sát cũng chỉ là hình thức.

Ông Trần Quốc Bảo - Chủ tịch Hội đồng quản trị VN Đà Thành, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Nam nói, khi khó khăn, doanh nghiệp mới tìm đến chính quyền, cơ quan quản lý.

Một khi lãnh đạo tỉnh đã kết luận, thì các sở, ngành, địa phương thực hiện cần ấn định thời gian, hiệu quả công việc cụ thể. Nếu kết luận xong rồi để đó thì vô nghĩa.

Cần có sự giám sát thực sự hiệu quả về chất lượng thực hiện những cải cách. Khi có niềm tin về các giải quyết kiến nghị, doanh nghiệp sẽ ngày càng trọng thị cơ quan công quyền hơn.

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đã từng than phiền tại sao có quá nhiều doanh nghiệp trở lại để trình bày các ý kiến đã cũ. Các kiến nghị của doanh nghiệp phải được xử lý dứt điểm trong thời gian sớm nhất có thể, có thời hạn ấn định cụ thể.

Không để doanh nghiệp tốn thời gian đi lại, kiến nghị nhiều lần hoặc chờ đợi quá lâu mà không ai giải quyết. Cơ quan quản lý, địa phương phải trả lời dứt khoát cho doanh nghiệp.