Công đoàn đề xuất Dự thảo Luật cần điều chỉnh theo hướng tăng số lần nghỉ việc để đi khám thai lên 7 lần
Công đoàn đề xuất Dự thảo Luật cần điều chỉnh theo hướng tăng số lần nghỉ việc để đi khám thai lên 7 lần
Trợ cấp nhận được trong 1 ngày = (Mức lương trung bình hàng tháng trong 12 tháng liên tục trước ngày bắt đầu trợ cấp) ÷30 ngày×2/3.
Mức lương bình quân hàng tháng sẽ do Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm hưu trí quyết định dựa trên mức lương của người mẹ. Mặc dù số tiền này có thể tự tính toán nhưng nên hỏi công ty bảo hiểm y tế để có con số chính xác hơn. Do đó, cần đảm bảo thủ tục trợ cấp sinh con ở Nhật để giữ vừng quyền lợi của bạn khi nhận trợ cấp sinh con Nhật Bản.
Sau đó nhân số tiền trợ cấp trong 1 ngày với số ngày nghỉ làm để được tổng số tiền trợ cấp nhận được. Thông thường ở Nhật Bản, thời gian nghỉ phép sẽ là 42 ngày trước ngày đáo hạn và 56 ngày sau ngày đáo hạn (khoảng 98 ngày). Trường hợp sinh trước và trùng với ngày dự sinh thì số ngày nghỉ = 42 + 56 (98).
Trợ cấp thai sản và sinh con ở Nhật Bản bao gồm hỗ trợ chi phí khám thai và trợ cấp sinh con (thông thường là 42 nghìn yên/con).
Đặc biệt, mỗi lao động nữ sinh con sẽ được tặng một bộ giấy 14 tờ để hỗ trợ chi phí khám thai (tương đương 14 lần khám). Mỗi lần khám sẽ dùng 1 tờ, mỗi tờ bà bầu sẽ được giảm một phần chi phí khám thai cho lần khám đó. Tùy theo từng khu vực ở Nhật Bản mà mức hỗ trợ cho mỗi kỳ thi là khác nhau.
Để được hỗ trợ chi phí khám thai, sản phụ phải khai báo thai sản tại quận, huyện nơi mình sinh sống, sau đó sẽ nhận sổ tay mẹ con với bộ 14 phiếu hỗ trợ. Cung cấp dịch vụ kiểm tra trước khi sinh.
Nếu phụ nữ mang thai có bảo hiểm y tế tại Nhật Bản thì khi sinh con sẽ được nhận trợ cấp nuôi con là 42.000 yên/con.
Trợ cấp sinh con ở Nhật là quyền lợi mà tất cả công dân tại đất nước này nhận được, chỉ cần bạn đáp ứng đầy đủ những điều kiện đã đặt ra. Mong rằng bài viết trên Mitaco đã giúp bạn hiểu rõ hơn từ đó thực hiện đúng để đảm bảo quyền lợi của bản thân.
Theo BHXH Việt Nam, điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con hiện hành được quy định tại điều 31 Luật BHXH năm 2014. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các đối tượng sau đây:
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Theo đó, người lao động phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; hoặc đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Mức hưởng trợ cấp thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ngoài ra, từ ngày 01/7/2024, lao động nữ sinh con được nhận thêm tiền, bao gồm các khoản trợ cấp một lần khi sinh con và chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Người lao động có thể đóng khoản nợ bảo hiểm thất nghiệp để hưởng chế độ
1. Khi nào người lao động được nhận trợ cấp thôi việc?
Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Lưu ý: Nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
2. Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2023
Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc
(1) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế - (Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp + Thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm)
- Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:
+ Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc;
+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
+ Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;
+ Thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019;
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 Bộ luật Lao động 2019;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 Bộ luật Lao động 2019.
- Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+ Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.
(2) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.
- Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
Căn cứ pháp lý: Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.